Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao

Điểm đến

Home|Yêu thích|RSS |Tổng điểm: 69|Nhóm trưởng: blackrock_77 |Tham gia nhóm
In Chủ đề trước Tiếp theo
violet02

Làm thế nào để đối phó với bệnh hôi miệng [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 7/9/2015 11:31:20
Bạn có tự tin rằng mình có thể điều trị hôi miệng trong tích tắc không? Hiện nay có lẽ đây là vấn đề đáng được quan tâm nhất. Không chỉ đơn giản là điều trị tại chỗ và nó lại nhanh chóng tái phát. Mà chúng ta cần phải có phương pháp lâu dài. không để mùi hôi có thể quay lại làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bản thân. Đôi khi mùi hôi hơi thở bản thân người mắc phải không thể cảm nhận được. Tuy nhiên những người mà tiếp xúc với chúng ta thì lại có thể cảm nhận. Nếu như đó là người thân thì họ có thể nói cho chúng ta biết về vấn đề mà chúng ta đang gặp phải. Còn nếu như đó là người ngoài thì họ sẽ ngại mà không dám nói thẳng với ta. Chính vì vậy việc xác định chính xác mình có bị mắc bệnh hôi miệng hay không cần dựa vào các yếu tố dưới đây.


Có 3 cách để biết mình có hôi miệng không:
- Tự phán đoán: nhiều người tự đánh giá hơi thở của mình bằng cách ngửi hơi thở trong lòng bàn tay. Nhưng cách này không chính xác vì mùi ta đã quen với mùi hôi của mình. Điều này có nghĩa là khi ta không ngửi được mùi hôi thì cũng không chắc là mình không bị hôi miệng. Tuy nhiên, nếu ta ngửi đựoc mùi hôi của hơi thở mình thì có nhiều khả năng mình bị hôi miệng. có bác sĩ đề nghị ta nói vào lòng bàn tay thay vì thở, như thế sẽ chính xác hơn.
Ở các nước phương Tây, người ta thường tự chẩn đoán bằng cách liếm vào mu bàn tay, để vài giây cho bốc hơi và ngửi. Vì nước bọt hấp thụ các thứ có mùi hôi trong miệng nên nước bọt nào khi bốc hơi ít nhiều cũng có mùi hôi.
Vấn đề ở đây là ta không biết mùi hôi ở mức độ nào thì bị hôi miệng(gây khó chịu cho người khác). Nên với cách thử này nếu ta không ngửi được mùi hôi hoặcmùi hôi rất nhẹ thì có nhiều khả năng ta không bị hôi miệng.
- Nhờ người khác đánh giá:
Đây là cách đánh giá đáng tin cậy nhất. Vấn đề là mọi người đều quá tế nhị, không ai chịu nói cho chúng ta biết là chúng ta bị hôi miệng. Chính vì vậy, chúng ta thường hay phán đoán mình bị hôi miệng qua thái độ của người khác khi tiếp xúc với mình. Nhưng cách phán đoán này nhiều lúc nhầm lẫn.
- Dùng phương tiện đánh giá:
Ngày nay, trên thế giới có một số phương pháp đánh giá hôi miệng một cách khách quan. Tại Việt Nam, một số nơi có trang bị máy đo hôi miệng Halimeter. Máy này đo nồng độ các hợp chất lưu huỳnh để bay hơi trong hơi thở. Nhờ đó chúng ta biết mình có bị hôi miệng hay không và hôi miệng ở mức độ nào một cách khá chính xác. Máy cũng giúp chúng ta chẩn đóan hôi miệng do nguyên nhân ở miệng và hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng.
ĐIỀU TRỊ HÔI MIỆNG NHƯ THẾ NÀO?

Trước hết, chúng ta cần phân biệt hôi miệng do nguyên nhân nào: Đến từ miệng hay đến từ phần còn lại của cơ thể. Muốn phân biệt, ta phải đánh giá hơi thở qua miệng và hơi thở qua mũi. Chúng ta có thể nhờ một người thân làm công việc này hoặc máy Halimeter có thể chẩn đoán một cách chính xác.

Nếu hơi thở qua miệng hôi, qua mũi không hôi thì chắc chắn hôi miệng do nguyên nhân ở miệng.

Nếu hơi thở qua miệng và qua mũi đều hôi gần như nhau thì nguyên nhân đến từ một nơi nào khác trong cơ thể. Nếu hôi miệng do nguyên nhân ngoài miệng thì nên đến Bác Sĩ tai mũi họng và đến Bác Sĩ Nội khoa để khám.

Nếu hôi miệng do nguyên nhân ở miệng, ta tiến hành các bước sau:

1. Thực hiện vệ sinh răng miệng một cách đầy đủ và hiệu quả:

- Làm sạch lưỡi: với bàn chải mềm hoặc với dụng cụ cạo lưỡi. Đây là công việc rất quan trọng trong điều trị hôi miệng và cần thực hiện trước khi chải răng. Cạo lưỡi sau khi đánh răng dễ bị phản xạ nôn do tác dụng của hương liệu bạc hà.

- Chải sạch răng với bàn chải thích hợp: chủ yếu là chải sạch khe nướu vì vi khuẩn kỵ khí không nằm trên mặt răng nhưng nằm trong khe nướu.

- Làm sạch kẽ răng với chỉ nha khoa. Ngửi đoạn chỉ nha khoa vừa mới làm sạch một kẽ răng để biết kẽ răng nào bị hôi và làm kỹ kẽ răng đó.

2. Đi khám răng miệng:

Để Bác Sỹ kiểm tra thêm có bệnh lý nào ở răng miệng có thể hôi miệng như: nha chu viêm, hôi miệng, sâu răng, cầu mão bị hỡ…và điều trị triệt để các nguyên nhân này. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh hôi miệng. Có rất nhiều người mắc phải chứng hôi miệng do nguyên nhân này. Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ còn là nguyên nhân gây ra một số căn bệnh răng miệng khác như bệnh sâu răng, chảy máu chân răng và nha chu răng miệng.

Nếu đã thực hiện 2 công việc trên mà vẫn còn hôi miệng thì nên tăng cường các biện pháp sau:

- Dùng các dung dịch súc miệng đặc trị hôi miệng: không phải dung dịch súc miệng nào cũng tốt trong điều trị hôi miệng. Phần lớn các dung dịch súc miệng trên thị trường đều có thành phần cồn, sẽ gây khô miệng và làm cho tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn.Chlorine dioxide, Chlorherxidine, Zinc… là những thành phần quan trọng có trong các dung dịch súc miệng đặc trị hôi miệng, chúng có khả năng diệt khuẩn các loại vi khuẩn kỵ khí hoặc có khả năng phân huỷ các hợp chất lưu huỳnh có mùi hôi.

- Tăng cường lưu lượng nước bọt bằng cách uống nhiều nước, uống nước có nhỏ vài giọt chanh, nhai kẹo cao su.

- Kiêng cử rượu, thuốc lá. Tránh sự căng thẳng, lo lắng, đặc biệt là lo lắng về hôi miệng.

Chúng ta đừng để chứng hôi miệng hoặc lo sợ mình bị hôi miệng đeo đuổi phá hoại cuộc đời mình.

Đánh giá