Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Nét đắc sắc của Âm nhạc Hàn Quốc. [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 25/1/2016 15:38:39
Âm nhạc và múa là những phương tiện phục vụ thờ cúng tôn giáo và truyền thống này đã được giữ gìn trong suốt thời kỳ Ba vương quốc.
Hơn 30 nhạc cụ được sử dụng trong suốt thời kỳ Ba vương quốc, và đặc biệt là hyeonhakgeum (đàn tam thập lục sáo đen) do Wang San-ak của thời kỳ Goryeo tạo ra bằng cách thay đổi đàn tam thập lục bảy dây của Trung Hoa thời kỳ nhà Tấn. Một nhạc cụ nổi tiếng nữa là gayageum (đàn tam thập lục của thời kỳ Gaya), được sử dụng dưới triều Gaya (42 - 562) và được Ureuk truyền tới thời Silla. Ngày nay ở Hàn Quốc người ta vẫn chơi loại đàn gayageum 12 dây này.

- Lớp học tiếng Hàn cơ bản tại Hà Nội. http://lophoctienghan.edu.vn/lop-hoc-tieng-han-co-ban-tai-ha-noi.html.
Goryeo kế tục nghệ thuật âm nhạc truyền thống của thời kỳ Silla trong những năm đầu, sau đó đã phát triển những phong cách phong phú. Có ba phong cách trong âm nhạc Hàn Quốc vào thời kỳ Goryeo: Dangak, một loại nhạc của thời Đường Trung Quốc, hyangak hay nhạc làng quê và aak hay nhạc cung đình. Triều đại Joseon đã kế thừa một số thể loại nhạc của thời kỳ Goryeo sử dụng trong các nghi lễ ngày nay, đặc biệt các loại nhạc có liên quan đến việc thờ cúng tổ tiên.


Cũng như trong âm nhạc, ở đầu thời kỳ Goryeo người ta ưa thích truyền thống múa của thời Ba vương quốc, nhưng sau đó đã thêm nhiều biến thể của nhạc cung đình và nhạc tôn giáo từ triều đại nhà Tống của Trung Quốc.


Trong triều đại Joseon, âm nhạc được tôn vinh như một yếu tố quan trọng của lễ nghi và các buổi lễ. Vào đầu thời kỳ của triều đại này, hai viện phụ trách những vấn đề về âm nhạc đã được thành lập và đã có những nỗ lực soạn lời cho nhạc.


Kết quả là năm 1493 người ta đã soạn ra một bộ quy tắc âm nhạc được gọi là Akhakgwe-beom. Cuốn sách này đã phân loại nhạc chơi tại cung đình thành ba loại: nhạc tế lễ, nhạc Trung Hoa và nhạc bản xứ. Đặc biệt dưới triều vua Sejongs, người ta đã phát triển nhiều loại nhạc cụ mới. Ngoài nhạc cung đình, các truyền thống cũ của nhạc thế tục như dangak và hyangak vẫn tiếp tục.


Múa dân gian, trong đó có múa nông dân, múa pháp sư và múa tu sĩ, đã trở nên phổ biến trong những năm sau của thời kỳ Joseon, cùng với múa mặt nạ được biết đến như sandaenori và múa rối.


Múa mặt nạ, kết hợp múa với lời hát và kể chuyện, trong đó có yếu tố pháp sư và do đó đã thu hút tầng lớp thường dân. Những buổi trình diễn thường được nổi bật bằng những đoạn trào phúng chế giễu giới quý tộc, điều này đã làm khán giả thường dân thích thú rất nhiều.


Cũng như phong cách múa truyền thống, Đạo Khổng và Đạo Phật có ảnh hưởng đáng kể. Đạo Khổng thường có ảnh hưởng chi phối, trong khi đạo Phật cho thấy một thái độ bao dung thể hiện trong các điệu múa cung đình đẹp mắt cũng như trong các điệu múa pháp sư cầu siêu cho người chết.


Một lượng lớn các điệu múa truyền thống đã bị mai một trong thời kỳ thống trị của thực dân Nhật, cũng như sự công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng ở Hàn Quốc trong những năm 1960 và 1970. Vào những năm 1980, người ta mới bắt đầu nghĩ đến việc phục hồi những điệu múa đã bị quên lãng từ lâu này. Trong số 56 điệu múa cung đình, ngày nay người ta chỉ biết đến một vài điệu.


Trong số những điệu múa này có ba điệu Cheoyongmu (Múa mặt nạ) thời kỳ Silla, Hakchum (Múa hạc) thời kỳ Goryeo và Chunaengjeon (Điệu múa chim sơn ca mùa xuân) thời kỳ Joseon.

- Lớp tiếng Hàn tại Hà Nội. http://lophoctienghan.edu.vn/lop-tieng-han-tai-ha-noi/.
Tất cả những điệu múa này đều được chính phủ xếp vào loại “Di sản văn hóa phi vật thể” vì sự bất diệt của nó, còn các nhà trình diễn chuyên nghiệp được ban danh hiệu: “Tài sản văn hóa con người”, danh dự cao nhất được trao tặng cho những nghệ nhân bậc thầy của nghệ thuật và thủ công truyền thống.


Múa hiện đại của Hàn Quốc được phát triển rộng rãi với những người tiên phong như Jo Taek-won và Choe Seung-hui - những nghệ sĩ đã hoạt động tích cực trong thời kỳ chiếm đóng của thực dân Nhật. Sau ngày giải phóng, Công ty Ba lê của Hàn Quốc đã được thành lập năm 1950 và trở thành tổ chức đầu tiên đưa lên sân khấu những buổi biểu diễn ba lê và múa hiện đại.


Lần đầu tiên người ta nghe thấy nhạc phương Tây ở Hàn Quốc khi một tập thánh ca Cơ đốc được đưa vào năm 1893 và bắt đầu được giảng dạy tại các trường năm 1904. Changga, một loại hình bài hát mới hát theo các giai điệu của phương tây, đã phát triển trên khắp đất nước.


Cả nước trải qua những thay đổi mạnh mẽ khi buộc phải mở cửa đối với phương Tây và trải qua thời kỳ thống trị kéo dài của thực dân Nhật, người ta hát changga để nâng cao lòng yêu nước, tinh thần độc lập, một nền giáo dục và văn hóa mới. Năm 1919, Hong Nanpa sáng tác Bongseonhwa (Cây bóng nước) theo kiểu mẫu phong cách changga.


Sau khi đất nước được giải phóng năm 1945, dàn nhạc theo phong cách phương Tây đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập với tên gọi Hội Dàn nhạc yêu nhạc Hàn Quốc. Ngày nay, có tới gần 50 nhà hát tại Seoul và các tỉnh.


Hiện nay ngày càng có nhiều nhạc sĩ Hàn Quốc biểu diễn tại nước ngoài; họ được khán giả hoan nghênh và nhận được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế có uy tín. Trong số các nghệ sĩ nổi tiếng nhất có nhà chỉ huy dàn nhạc kiêm nghệ sĩ piano Chung Trio, nghệ sĩ piano Chung Myung-whun, nghệ sĩ vi-ô-lông-xen Chung Myung-wha và nghệ sĩ vi-ô-lông Chung Kyung-wha.


Trong số các ca sĩ, các giọng nữ cao Jo Su-mi, Shin Young-ok và Hong Hye-gyong đã tạo nên một sự hiện diện đầy ấn tượng trong cộng đồng âm nhạc quốc tế. Họ đã đóng các vai chính trong các chương trình của Nhà hát nhạc kịch New York và trên một số sân khấu có tiếng khác, ngoài ra còn tham gia làm các album của các hãng âm nhạc nổi tiếng trên thế giới.


Tháng 8-1997, vở "Nữ hoàng cuối cùng", một vở nhạc kịch miêu tả những năm cuối của nền quân chủ Hàn Quốc và nữ hoàng Myeongseong cuối cùng, đã được trình diễn tại New York và được báo chí Mỹ ca ngợi rộng rãi. Vở nhạc kịch - một thiên anh hùng ca - là một cơ hội quý báu để giới thiệu lịch sử và văn hóa của Hàn Quốc với người Mỹ, đặc biệt những người Mỹ gốc Hàn.


Để gìn giữ và phát triển hơn nữa nghệ thuật âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Hàn Quốc, Trung tâm Quốc gia Nghệ thuật Biểu diễn Truyền thống của Hàn Quốc được thành lập năm 1951. Năm 1993, Chính phủ thành lập Trường Đại học Nghệ thuật Quốc gia Hàn Quốc dạy các ngành nghệ thuật theo hạng quốc tế và bồi dưỡng nghệ sĩ chuyên nghiệp. Trường đại học gồm sáu viện: Nhạc, Kịch, Múa, Nghệ thuật Nghe-Nhìn, Phim & Đa truyền thông, và Nghệ thuật Truyền thống Hàn Quốc. Viện Âm nhạc và viện Múa nằm ở Seocho-dong, trong khi các viện khác nằm tại Seokgwan-dong.
- Nguồn tham khảo : http://lophoctienghan.edu.vn
- Mọi thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ:
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Địa chỉ: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: nhatngusofl@gmail.com
Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88.

Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 13/11/2024 08:14 , Processed in 0.152369 second(s), 132 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên