Các hãng dược dự kiến ra mắt các loại vắc xin hiệu quả, thuận tiện hơn cho người dùng như có thể uống, xịt vào mũi, không cần bảo quản trong tủ lạnh.
Vắc xin Covid-19 được đánh giá là một trong những loại vắc xin tốt nhất từng được tạo ra. Loại dược phẩm này có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa Covid-19, giảm nguy cơ bệnh trở nặng và tử vong. Các hãng đang thử nghiệm những loại vắc xin không cần giữ lạnh, không cần tiêm 2 mũi, có ít tác dụng phụ hơn, không cần kim tiêm để dễ dàng cung cấp tới các vùng nông thôn và các nước đang phát triển. Công ty Altimmune đang nghiên cứu loại vắc xin không cần tiêm Tuy nhiên, hiện chưa có loại vắc xin Covid-19 thế hệ thứ hai nào sẵn sàng, các nước phải chờ ít nhất cho tới mùa thu này. Các chuyên gia cho biết, 8 tỷ cư dân của Trái đất sẽ cần một hoặc hai liều vắc xin nên có rất nhiều cơ hội cho các loại vắc xin khác nhau. Dược sĩ và quan chức trong lĩnh vực y tế công cộng John Grabenstein bày tỏ vắc xin có thể chống lại những biến thể khác nhau và các bệnh về đường hô hấp lý tưởng nhất là khoảng 10 năm trở lên giữa các lần tiêm. Các cải tiến của thế hệ vắc xin thứ 2 Cả vắc xin của Moderna và Pfizer-BioNTech đều dựa trên công nghệ RNA thông tin (Mrna). Một công ty của Đức, CureVac, bắt đầu nghiên cứu mRNA nhiều năm trước, đang cố gắng tạo bước nhảy vọt và cho ra mắt vắc xin mới vào cuối năm nay. Mariola Fotin-Mleczek, Giám đốc công nghệ của Công ty CureVac, cho biết, phiên bản thứ hai của vắc xin CureVac có liều lượng thấp hơn nhưng sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch cao hơn. Ngoài ra, vắc xin này sẽ không gặp phải các vấn đề về bảo quản lạnh như những vắc xin mRNA khác. Vắc xin của CureVac hướng tới các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Liều lượng thấp sẽ giúp giá vắc xin tương đối rẻ và không đòi hỏi nhiều yêu cầu về bảo quản, dễ dàng phân phối. Không cần kim tiêm Một số công ty đang nghiên cứu loại vắc xin không cần sử dụng kim tiêm. Thay vào đó, họ sẽ dùng giải pháp xịt vắc xin vào mũi. Virus SARS-CoV-2 lan truyền qua các giọt bắn xâm nhập vào cơ thể qua mũi, đi vào đường hô hấp. Nếu vắc xin tạo ra khả năng miễn dịch niêm mạc sẽ ngăn ngừa được virus. Vắc xin được đưa qua đường mũi có khả năng giảm các tác dụng phụ khi tiêm vào bắp tay như sốt và đau nhức cơ bắp. Trong thử nghiệm vắc xin cúm qua đường mũi, các tác dụng phụ nhẹ đến mức không có sự khác biệt giữa vắc xin hoạt tính và giả dược nước muối. Vắc xin dạng hít với các tác dụng phụ hạn chế sẽ thích hợp với trẻ nhỏ. Hãng dược phẩm Altimmune cũng tính tới một loại vắc xin không cần làm lạnh, giúp việc phân phối dễ dàng, không cần chuyên gia y tế được đào tạo chuyên sâu. Công ty dự kiến sẽ công bố dữ liệu thử nghiệm giai đoạn đầu vào tháng 6. Nếu mọi việc suôn sẻ, họ sẽ nộp đơn xin phê duyệt của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ vào đầu năm tới. Altimmune đang thử nghiệm hình thức tiêm cả một và hai liều. Trong khi đó, Công ty ImmunityBio có trụ sở ở California (Mỹ) đang thử bốn kiểu vắc xin khác nhau - tiêm, nhỏ dưới lưỡi, uống thuốc và xịt mũi. Có thể sau khi tiêm, mọi người sẽ được xịt mũi để giảm nguy cơ nhiễm bệnh và khả năng lây lan virus qua đường hô hấp. Theo Vietnamnet
|