Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao

Điểm đến

Home|Yêu thích|RSS |Tổng điểm: 69|Nhóm trưởng: blackrock_77 |Tham gia nhóm
In Chủ đề trước Tiếp theo
violet02

Những vấn đề mà phụ nữ sau sinh dễ gặp [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 3/8/2016 11:04:57
1. Nám sau sinh
Một vấn đề mà nhiều người gặp phải đó là tình trạng nám sau sinh. Có nhiều chị em than phiền về việc mụn và nám hoành hành sau sinh mặc dù trong lúc mang bầu không thấy xuất hiện bất cứ hiện tượng gì xảy ra cả. Tình trạng nám sau sinh rất khó chữa đặc biệt là các vùng nám mảng. Nám sau sinh không dễ phai mờ và cũng không có dấu hiệu tự biến mất do nội tiết và sắc tố da thay đổi. Có nhiều người sau sinh làn da căng mịn và trắng sáng nhưng cũng có một bộ phận không hề nhỏ gặp phải các vấn đề da nan giải. Vậy làm cách nào để trị nám da và trị tàn nhang sau sinh hiệu quả.

2. Rạn da sau sinh
Hầu như bà mẹ nào cũng kêu trời kêu đất về những vết rạn da sau sinh. Các mẹ đổ xô đi tìm các loại kem chống rạn da, chữa rạn da. Tuy nhiên không phải làn da của ai cũng có khả năng hồi phục nhanh. Chúng ta thường tự hỏi tại sao ca sĩ và diễn viên sau sinh vẫn tự tin vào vóc dáng và làn da của mình. Đặc biệt là họ tự tin khi mặc bikini
3. Đau bụng do co tử cung
Tử cung là nơi chứa em bé khi mang bầu. Trong quá trình mang thai, tử cung giãn ra để phù hợp với sự phát triển của em bé, sau khi sinh sẽ co lại gây đau bụng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ sau sinh nhằm giúp tử cung trở lại kích thước ban đầu, biểu hiện đau thường hết sau 1 – 2 tuần. Ở phụ nữ lần đầu sinh nở, tử cung sẽ co nhanh hơn so với người đã sinh nhiều lần. Việc cho con bú mẹ cũng giúp tử cung co nhanh hơn so với việc cho con dùng sữa công thức.
Để tử cung co nhanh hơn, mẹ nên cho con bú sớm (khoảng 30 – 60 phút sau khi sinh) và thường xuyên xoa bóp tử cung ngoài thành bụng. Để giảm đau người mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

4. Tiết sản dịch
Sản dịch là dịch từ buồng tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ hậu sản. Đây cũng là một hiện tượng hoàn toàn bình thường ở cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ, và thường kéo dài 2 – 6 tuần. Trong 3 ngày đầu, sản dịch ra nhiều và có màu đỏ tươi. Sau đó sản dịch loãng hơn, lẫn với chất nhày lờ lờ như máu cá. Tiếp theo 7 – 10 ngày sau sinh, sản dịch là một chất nhày trong và ít dần đi.
Sản dịch là một hiện tượng sinh lý bình thường sau khi sinh
Thông thường, sản dịch sẽ hết sau 20 ngày nhưng cũng có trường hợp kéo dài đến 45 ngày. Trong vòng 1 tuần sau khi hết sản dịch, người mẹ có thể thấy ra chút máu đỏ tươi, gọi là kinh non - đây là hiện tượng sinh lý toàn toàn bình thường.
Để tránh ứ động sản dịch, sản dịch mau hết và co hồi tử cung nhanh người mẹ nên cho con bú sữa mẹ và nên sớm đi lại, vận động nhẹ nhàng (thường là 8h sau khi sinh).
5. Tắc sữa
Cấu tạo bầu vú của người mẹ có rất nhiều các ống sữa có tác dụng đưa sữa từ các nang sữa về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú. Hoạt động bú, mút của bé sẽ giúp thông các ống này. Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó khiến một ống dẫn bị tắc lại, sữa không thoát ra ngoài được và gây tắc tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục được tiếp ra gây căng phồng chèn ép lên toàn bộ các đường ống khác dẫn đến tắc sữa hoàn toàn.
Xem thêm cách chữa ung thư cổ tử cung hiệu quả
Một số nguyên nhân gây tắc sữa thường gặp mà người mẹ nên biết để phòng tránh:

- Mẹ không cho trẻ bú sớm và bú thường xuyên.

- Mẹ không day đều bầu sữa để thông sữa ngay sau sinh.

- Mẹ cho trẻ bú không đúng cách, không cho bé bú đủ cữ.

- Khi bé bú xong không vắt bỏ sữa thừa, sữa này đọng lại lâu gây ôi, tắc, ung nhũ.

- Mẹ không vệ sinh, lau rửa đầu vú sau khi cho bé bú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào gây ra viêm tắc tuyến vú.
6. Bí tiểu
Tiểu khó, bí tiểu cũng là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân chính do khi chuyển dạ, ngôi thai xuống thấp, đầu thai nhi chèn lên bàng quang và niệu đạo trong một thời gian dài làm liệt bàng quang. Ngoài ra, các trường hợp khi sinh phải cắt tầng sinh môn, dù sau sinh đã khâu lại nhưng vẫn gây ra các tổn thương khiến người mẹ không dám rặn tiểu dẫn đến chứng bí tiểu càng trầm trọng hơn.
Người mẹ sau sinh có thể dự phòng bí tiểu bằng cách theo dõi đi tiểu sau sinh, nếu sau vài giờ mà người mẹ chưa đi tiểu, cần đắp ấm, xoa nhẹ bàng quang và tập ngồi tiểu, tập đi tiểu lại trước khi bàng quang quá căng,... nếu vẫn không có kết quả thì phải thông tiểu.
Nguồn: Điều trị viêm âm đạo ngay còn kịp

Đánh giá