Bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng là bệnh thường gặp trong quá trình nuôi tôm. Khi bị mắc bệnh đen mang tôm sẽ chậm lớn ảnh hưởng đến kinh tế của nhà nông. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục của bệnh đen mang ở tôm thẻ là gì? Cùng nuôi tôm an toàn tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé. Các triệu chứng của bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng:Hình ảnh bệnh đen mang ở tôm thẻ + Khi bị nhiễm bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng khiến bệnh tôm chết sớm hoặc các bộ phận, chân và đuôi cũng bị đen. + Tôm thường bị nổi đầu do thiếu oxy, bơi lờ đờ trên mặt nước hoặc bơi dạt vào bờ đó là dấu hiệu của bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng. + Tôm bị bệnh đen mang thường giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác xâm hại vào. + Ngoài ra, bà con nên chú ý thêm đến nước ao nuôi, vì khi tôm trong ao bị bệnh thì đáy ao cũng bị yếu khí, nhiều bùn đen, tảo dày, khí độc cao. Đặc biệt, bệnh đen mang ở tôm thường xuất hiện trong ao nuôi có mật độ con giống cao, sục khí không đủ, không thay nước, ít sử dụng vi sinh xử lý đáy. Nguyên nhân dẫn đến bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng:+ Nguyên nhân của bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng thường là do bị ô nhiễm, nước trong ao không được làm sạch lâu ngày. + Trong ao có nhiều các tạp chất, chất hữu cơ, tảo tàn và thức ăn thừa. Đáy ao có nhiều bùn bã hữu cơ là nguyên nhân sinh ra khí nitrat và các khí độc amoniac cao. + Mang và vỏ tôm bị đóng rong làm cho các chất hữu cơ dễ bám vào và làm mang tôm chuyển màu. + Độ pH trong nước thấp, trong nước có nhiều ion kim loại nặng và muối của chúng sẽ kết tụ trên mang tôm làm chuyển sang màu đen. Xem thêm: nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao Bệnh đen mang ở tôm thường xảy ra khi môi trường nước bị ô nhiễm Một số cách phòng trị bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng hiệu quả:Xem thêm: bệnh đục cơ ở tôm thẻ chân trắng + Để hạn chế bệnh đen mang ở tôm thẻ bà con nên tẩy dọn đáy ao thật kỹ trước khi thả tôm nuôi và đảm bảo nước được cấp phải được lọc lắng kỹ để loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn có hại từ nước. + Khi phát hiện bệnh đen mang ở tôm bà con phải giảm lượng thức ăn dư thừa trong ao, nếu có điều kiện thuận lợi thì nên thay nước. Lưu ý cần có ao lắng để xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi. + Bà cần kiểm soát chặt chẽ số lượng tảo trong ao, không nên để tảo phát triển quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ao nuôi cũng như là sự phát triển của ao tôm. + Tăng cường sục khí oxy vào trong nước bằng quạt gió để cung cấp đủ lượng oxy hòa tan cho tôm dễ thở. + Ngoài ra bà con có thể tham khảo sử dụng thêm các chất phẩm Bac-Up giúp xử lý tảo, ổn định màu nước hoặc Bottom-Up để hấp thụ khí độc và làm sạch môi trường nước do nuôi tôm an toàn cung cấp để có thể giảm thiểu khả năng mắc bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng. + Đồng thời, bà con có thể thêm các khoáng chất, vitamin C, men tiêu hóa vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Để hiểu rõ hơn về bệnh đen mang ở tôm thẻ chân trắng cũng như là cách sử dụng thuốc phòng trị bệnh bà con có thể liên hệ với nuôi tôm an toàn theo số điện thoại 19002620 để nhận được sự tư vấn của các chuyên gia trong ngành nuôi tôm. Nguồn: https://nuoitomantoan.com/benh-den-mang-o-tom-the-chan-trang.html
|