Thời gian đăng: 2/11/2019 10:40:30
Chấn thương dây chằng chéo đầu gối sau thường ít gặp hơn dây chằng chéo đầu gối trước, nhưng khi đã bị tổn thương bệnh nhân thường gặp rất nhiều phiền toái như: vận động khó khăn, sưng đau,...
Lâu ngày bệnh nhân không điều trị có thể bị thoái hóa khớp gối, bệnh nhân nên điều trị kịp thời và bài tập sau mổ dây chằng chéo đầu gối sau cũng rất quan trọng.
1. Dây chằng chéo đầu gối sau
Dây chằng chéo đầu gối sau là một trong những dây chằng nằm ở khớp gối có vai trò giữ vững không cho mâm chày di chuyển ra phía sau. Khi bị đứt dây chằng chéo đầu gối sau thường rất đau.
Trong sinh hoạt thường ngày, khi bị tổn thương (thường bệnh nhân do ngã giập gối trong tư thế gối gập) có thể chỉ bị đứt không hoàn toàn hoặc có thể bị đứt hết nhưng có thể tự lành lại sau một thời gian và thường rất khó phát hiện.
2. Mổ đứt dây chằng chéo đầu gối sau
| Mổ đứt dây chằng chéo đầu gối sau |
Sau khi bệnh nhân tham khám bác sĩ và chuẩn đoán dựa trên phim cộng hưởng từ ( MRI), phim Xquang. Bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng và chỉ định mổ đứt dây chằng chéo đầu gối sau cho người bệnh.
Hiện nay có nhiều phương pháp mổ đứt dây chằng chéo đầu gối sau như: phương pháp 1 bó, phương pháp 2 bó, mổ nội soi,...
- Phương pháp 1 bó: tái tạo dây chằng chéo đầu gối sau bằng phương pháp 1 bó bác sĩ sẽ xác định vị trí trong khớp, sau đó tiến hành khoan hai đường hầm trên đùi và dưới xương chày. Cuối cùng luồn mảnh ghép qua hai đường hầm và chốt hai đầu.
- Phương pháp 2 bó: cũng như phương pháp 1 bó thay vì đào hai đường hầm để làm 1 bó theo 1 hướng duy nhất, bác sĩ sẽ tiến hành khoan 4 đường hầm để chứa 2 bó theo hai hướng.
- Phương pháp mổ nội soi: đây là phương pháp mổ đứt dây chằng chéo đầu gối sau được nhiều bác sĩ sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ lấy gân bánh chè hay gân chân ngỗng ở gối để thay thế dây chằng bị đứt.
Dùng máy nội soi qua hai lổ nhỏ ở gối, bác sĩ sẽ tạo ra hai đường hầm ở đùi và mâm chày, sau đó sẽ luồn gân thay thế vào hai đường hầm này và cố định bằng vít.
>>> Các bạn có thể tham khảo thêm các thông tin hữu ích về đứt dây chằng chéo sau tại Phòng Khám Bonela
3. Bài tập sau mổ đứt dây chằng chéo đầu gối sau
Sau khi mổ đứt dây chằng chéo đầu gối sau bệnh nhân cần phải tập luyện để hồi phục chức năng. Các bài tập hồi phục chức năng rất quan trọng sẽ quyết định ca mổ trước đó có thành công hay không.
a. Sau khi mổ đến tuần thứ 2: (tập khoản 10 động tác 1 giờ)
| Bài tập sau mổ đứt dây chằng chéo đầu gối sau |
- Tập di động xương bánh chè
- Tập vận động khớp cổ chân ở các tư thế
- Tập nâng đùi lên mặt giường có trợ giúp
- Tập đứng dậy bằng nạng trợ giúp
- Đeo nẹp cố định cả ngày lẫn đêm
- Bệnh nhân đi lại cần sử dụng nạng
- Tăng cường kiểm soát cơ đùi
b. Tuần 3 – tuần 4:
- Đeo nẹp duỗi gối và tập các bài tập trong nẹp. Tập nâng đùi phẫu thuật với nẹp.
- Tháo nẹp 3 lần /ngày : Tập gập gối thụ động đến 60º
- Tuần thứ 4 gập gối đến 90º
- Tập vận động duỗi gối từ 60º đến 0º .
- Đi lại với nạng trợ giúp
- Sau tuần thứ 4 : khớp gối phải duỗi hoàn toàn, gối gập 90º
c. Tuần 5 – tuần 6:
- Tiếp tục các bài tập vận động trong nẹp và khi tháo nẹp.
- Tập vận động gập gối 90º và gập đến 110º .
- Tập duỗi gối chủ động từ 90º về 0º .
- Luôn đeo nẹp khi đi lại và khi ngủ.
- Đến tuần thứ 6 : bệnh nhân bắt đầu bỏ nẹp
- Tập nhún đùi ( xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi
- Tập bước lên và bước xuống 1 bậc thang.
d. Tuần 7 – tuần 10:
- Tập vận động gập gối tăng dần đến 120º
- Tập ngồi xổm đến 90º
- Nâng toàn bộ chân ( tư thế duỗi gối hoàn toàn ) với tạ từ 1 đến 2kg.
- Đạp xe đạp tại chổ
- Tập đi lên xuống cầu thang.
- Tập đi bộ
e. Từ 5 tháng – 6 tháng:
- Tập chạy nhẹ nhàng
- Trở lại chơi các môn thể thao nhẹ
-Sau 6 tháng có thể hoạt động lại thể thao bình thường
Khi bị chấn thương việc mổ đứt dây chằng chéo là rất cần thiết đối với người bệnh để bệnh nhân có thể trở lại với cuộc sống thường ngày và bài tập sau mổ dây chằng chéo đầu gối sau cũng quan trọng không kém.
Chúc các bạn nhanh hồi phục, cám ơn các bạn đã đọc bài viết !
|
|