Thời gian đăng: 22/1/2019 15:04:00
Những con số thống kê mới nhất của ngành y tế cho thấy tỷ lệ dân số nước ta bị trào ngược dạ dày không hề nhỏ. Đây thực sự trở thành một thực trạng đáng quan ngại. Nhất là với những người làm công tác quản lý. Vậy liệu trào ngược dạ dày thực quản có phải là một căn bệnh dễ lây nhiễm? Biện pháp nào có thể phòng tránh được tình trạng này? Mời các bạn hãy cùng tritraonguocdaday.com đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi trên.
Trào ngược dạ dày là gì?
Để hiểu trào ngược dạ dày là gì, thực tế có rất định nghĩa khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên tổng quan nhất thì đây là một hội chứng rối loạn xảy ra ở đường tiêu hóa. Cụ thể đây là tình trạng các chất trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản. Tình trạng này có thể xảy ra do bệnh lý hoặc đôi khi là hiện tượng sinh lý bình thường.
https://datttran.my-free.website/trao-nguoc-da-day-co-lay-khong
Hội chứng trào ngược có thể xuất hiện thường xuyên hoặc từng lúc. Trong quá trình đó, các dịch vị axit sẽ tác động đến niêm mạc thực quản, dạ dày và hình thành nên các vết viêm nhiễm. Từ đây người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng khó chịu.
Những yếu tố chính gây trào ngược dạ dày thực quản?
Qua nhiều nghiên cứu đã chứng minh những yếu tố tác động và gây trào ngược dạ dày gồm có:
Yếu tố tâm lý
stress gây trào ngược
Tâm lý không thoải mái, căng thẳng – stress kéo dài chính là yếu tố gây hội chứng trào ngược. Bởi stress vừa làm tăng dịch axit lại vừa làm dạ dày bị chướng hơi và đẩy lên thực quản.
Các bệnh lý về dạ dày
Việc dạ dày bị các bệnh lý viêm, loét cũng là tác nhân có ảnh hưởng không nhỏ. Bởi khi dạ dày tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa. Thức ăn bị ứ đọng lại trong dạ dày sẽ sinh hơi và thúc lên gây trào ngược.
Chế độ ăn uống
Có thể nói đây gần như yếu tố có tác động trực tiếp gây nên bệnh lý này. Cụ thể đó là việc sử dụng nguồn thực phẩm, thói quen xấu trong ăn uống… Những điều này diễn biến trong thời gian dài và dẫn đến tình trạng trào ngược axit dịch vị.
Ngoài ra trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể xuất hiện từ những yếu tố khác như: Di truyền, chức năng tiêu hóa suy giảm, hay do các bệnh lý về đường hô hấp biến chứng gây nên. Do vậy để có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp, trước hết chúng ta cần xác định được đúng căn nguyên của bệnh.
Bệnh trào ngược có thể lây nhiễm hay không?
Như đã nói ở trên bệnh trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý có thể xuất hiện từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc bệnh có khả năng lây nhiễm.
Tính cho đến nay, chưa hề có một công bố cụ thể nào khẳng định 100% trào ngược dạ dày có thể lây truyền. Do đó, trào ngược dạ dày thực quản không được xếp vào nhóm bệnh lây nhiễm. Chính vì vậy người bệnh cũng không nên quá lo lắng.
Nên chữa và phòng tránh hội chứng trào ngược như thế nào?
Bệnh trào ngược dạ dày là một hội chứng về tiêu hóa. Do vậy để chữa trị và phòng tránh hiệu quả, mọi người cần:
Thay đổi lối sống và sinh hoạt thường ngày là điều đầu tiên cần thực hiện. Đây cũng là điều có ý nghĩa quan trong nhất. Cụ thể nên loại bỏ những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe: Rượu bia, thức ăn chua – cay, thuốc lá, cà phê… Thay vào đó tìm hiểu và bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho dạ dày. Đồng thời cũng nên loại bỏ những thói quen xấu trong ăn uống. Không ăn quá no trong một bữa, không ăn quá khuya…. |
|