Con cái là quà tặng tuyệt vời nhất do thượng đế ban tặng đặc biệt trong khoảng thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày đó là sự vất vả nhưng là điều hạnh phúc nhất của các bà mẹ. Nhưng trong thời gian mang thai mỗi người đều mắc phải một số bệnh nếu không có cách điều trị kịp thời sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Đặc biệt bà bầu bị ho ngứa cổ lại xảy ra thường xuyên và đặc biệt trong những ngày thời tiết giao mùa như thế này cũng rất là quan trọng.
1. Bà bầu bị ho có nguy hiểm khôngTrên thực tế việc ho dù nhiều hay ít thì đều có ảnh hưởng nhất định tới thai nhi. Những cơn ho khiến người mẹ khó chịu, mất sức và mệt mỏi, nhất là khi chúng có cường độ mạnh và kéo dài thì càng nguy hiểm. Tình trạng ho có thể gây áp lực lên vùng bụng và ảnh hưởng tới sự hoạt động của thai nhi, thậm chí là động thai và sẩy thai. Nguy hiểm hơn, nếu nguyên nhân gây ho là do viêm phổi, sau thời gian dài có thể gây ra hệ lụy không ngờ đến hệ hô hấp của người mẹ, sức khỏe sụt giảm gây ảnh hưởng đến kểt quả sinh nở và cả sức khỏe của thai nhi khi ra đời. 2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị ho
Có nhiều quan niệm cho rằng bà bầu thường ho nhiều là do thai nhi đã hình thành và đang mọc tóc. Tuy vậy đây hoàn toàn là quan niệm phiến diện chưa có xác thực. Thực chất trong thời kỳ mang thai sức đề kháng của bà bầu khá kém, cơ thể dễ tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau.
Nguyên nhân khiến phụ nữ khi mang thai ho nhiều khá đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là do thay đổi nội tiết tố estrogen trong cơ thể thời gian mang thai khiến hệ miễn dịch suy yếu, kích thích sản xuất chất nhờn nhiều, tích tụ trong cổ, gây ngứa cổ, muốn ho nhiều. Các vi khuẩn hay virus gây bệnh từ môi trường bên ngoài cũng vì thế mà dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi đột ngột, nắng mưa thất thường và nhiệt độ thay đồi, gây ra các biểu hiện cảm cúm, ho, sổ mũi ở người mẹ. Ngoài ra bị ho khi đang mang thai còn do những nguyên nhân: - Dị ứng với một trong số những thực phẩm đã sử dụng, gây ra đồng loại các triệu chứng khác như nghẹt mũi, ngứa da, chảy nước mắt, ho có đờm…
- Sử dụng một số loại thực phẩm làm tăng khả năng sản xuất chất nhầy, gây ra tình trạng ho khan, ho có đờm, nghẹt mũi…
- Người phụ nữ đang mang thai trước đó đã bị các chứng bệnh về hô hấp, mũi họng gây viêm xoang, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm phổi…
3. Cách phòng ngừa trường hợp bà bầu bị hoKhi đang mang thai cần phải chú ý giữ cho môi trường xung quanh được sạch sẽ, ngăn ngừa sự phát triển, sinh sôi vi khuẩn, virus có hại. Thêm nữa, bà bầu cũng nên cẩn thận trong ăn uống, không nên ăn các loại thực phẩm lạnh, món ăn có nhiều đường, chất béo hay đạm vì sẽ làm ảnh hưởng tới cơ thể. Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như rượu rượu hay thuốc lá và có sự nghỉ ngơi thích hợp. 4. Cách chăm sóc cho bà bầu bị hoDo trong thời gian mang thai, việc sử dụng bất kì loại thuốc nào cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi, nên biện pháp điều trị với thuốc không được áp dụng. Cách tốt nhất cho cả mẹ và trẻ trong bụng mẹ là điều trị bằng cách sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, bổ sung dưỡng chất cần thiết và nghỉ ngơi điều độ. Những nguyên liệu thiên nhiên bà bầu có thể sử dụng để trị ho như là: - Dùng mật ong chưng với quất hoặc gừng, hoặc pha mật ong với nước chanh ấm để uống, ngậm nhiều lần trong ngày, giúp giảm nhờn trong họng, làm phần họng thanh và bớt ho.
- Lá hẹ hấp đường phèn, lá rẻ quạt ngâm, lá diếp cá nấu cùng nước vo go, tinh bột nghệ và muối pha loãng… cũng là những bài thuốc chữa ho cho bà bầu an toàn và hiệu quả.
Ngoài ra, các chị em phụ nữ khi mang thai cũng cần lưu ý những điều sau: - Những biểu hiện ho thông thường, không bị sốt, đau ngực, khó thở,có đờm… thì nên quan sát và áp dụng thử các biện pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên kể trên.
- Nếu các cơn ho kéo dài trên 3 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm và ngày càng nặng thêm, có nhiều đờm khi ho, đờm màu xanh, vàng, đau ngực… thì cần được bác sĩ kiểm tra và xác định triệu chứng cụ thể, không nên trì hoãn bởi nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm.
- Một số trường hợp sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc an toàn với phụ nữ mang thai. Tuy vậy điều này cần được đảm bảo cân nhắc cẩn thận, tuân thủ chính xác để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của thai nhi.
Xem thêm: https://cachtrihohieuqua-05.webself.net/blog/2018/12/17/titre
|