Thời gian đăng: 26/4/2016 17:00:44
Xưa nay các bạn vẫn quan niệm học và làm văn không bao giờ có công thức sẵn. Những thứ công thức chỉ thuộc về nhưng môn học tự nhiên. Vì vậy, đôi khi các bạn cảm thấy khó khăng khi phải làm một bài văn nghị luận.
Vậy làm cách nào để học văn tốt, làm văn giỏi hãy tham khảo hướng dẫn làm bài văn nghi luận theo công thức thú vị dưới đây mà vẫn có được điểm số cao nhé!
Dưới đây là những chỉ dẫn về các triển khai một bài văn nghị luận với các luận điểm, luận cứ cơ bản và có tác dụng giúp các bạn phát triển ý phong phú và mạch lạc.
Hãy tham khảo tại đây nhé: http://kienthucthegioi.com/diem-thi-lop-10-2016
Hướng dẫn làm bài văn nghị luận theo công thức thú vị
Phần 1: Mở đầu bài văn nghị luận
Đây là phần để bạn có thể gây ấn tượng vềphong cách viết và giới thiệu về những gì bạn sẽ sẽ làm sau đó. Phần mở đâu thông thường bao gồm 3 công thức: gợi – đưa – báo.
Phần gợi: là cách để người viết gợi ý ra các vấn đề cần làm;
Phần đưa: được thực hiện ở bước kế tiếp của phần gợi bằng cách đưa ra vấn đề;
Phần báo: thể hiện cho người đọc biết mình sẽ làm gì.
Bạn có thể gợi ý, dẫn dắt vấn đề bằng cách sau:
Sử dụng cặp: tương đồng, tương phản - đưa ra một vấn đề tương tự hoặc vấn đề đối lập để liên tưởng đến vấn đề cần nghị luận, sau đó mới khéo léo đưa vấn đề này ra. Đây là cách người ta thường sử dụng để chứng minh, giải thích hay bình luận về câu nói, tục ngữ và đưa ra những ý kiến cá nhân.
Sử dụng cặp: xuất xứ, đại ý: thông thường các này hãy dụng cho các bài văn nghị luận về tác phẩm, tác giả nổi tiếng vì nó dựa vào thông tin xuất xứ, đại ý- cách này thường dùng cho các tác phẩm, tác giả nổi tiếng vì nó dựa vào thông tin xuất xứ, đại ý.
Sử dụng cặp: diễn dịch, quy nạp: cách này rất thường dùng, phù hợp với lỗi tư quy và hành văn.
Xem thêm: Top 10 bí quyết giúp bạn ôn thi vào lớp 10 cấp tốc và hiệu quả
Gợi ý cách làm bài văn nghị luận theo công thức thú vị
Phần 2: Thân bài
Đây là phần để các bạn thí sinh khi làm bài văn nghị luận phân tích, diễn giải các ý của bài theo lỗi hành văn của mình và thể hiện được hết yêu cầu của đề thi. Dưới đây, là một số gợi ý nhỏ giúp bạn có được những công thức làm văn thích hợp và phát triển các ý một cách đầy đủ nhất.
a) Đối với các vấn đề cần giải thích:hãy cố gắng trả lời hết các câu hỏi sau;
Gì: cái gì, là gì?
Nào: thế nào?
Sao: tại sao?
Do: do đâu?
Nguyên: nguyên nhân nào?
Hậu: hậu quả gì?
Bằng cách sử dụng ngộn ngữ văn học để giải đáp hết các câu hỏi trên chắc chắn khi đó bạn sẽ không còn bị khó khăn trong việc tìm ý.
b) Đối với chứng minh:hãy trả lời cho các câu hỏi: mặt – không – giai - thời - lứa
Mặt : các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề
Giai: giai đoạn
Thời: thời gian, nghĩa hẹp hơn so với các giai đoạn
Lứa: lứa tuổi
Qua đó bạn sẽ có được khung ý tường và giúp các đoạn văn nên khai thác các ý của vấn đề theo cấu trúc: Nào-sao-cảm
Nào: thế nào?
Sao: tại sao?
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân.
Từ đó, bài văn của bạn sẽ không bị sót các ý và dễ dàng cho việc triển khao một bài văn đầy đủ và ngôn ngữ phù hợp, không trùng lặp.
Phần 3.Kết bài
Tết bài là phần bạn phải biết các “tóm – tút – hướng”. Cụ thể là phải biết tóm tắt vấn đề, rút ra kết luận và đưa ra được những định hướng giải quyết vấn đề, suy nghĩ, ý tưởng của bản thân.
Trên đây là một trong những công thức giúp bạn xây dựng được dàn ý một bài văn nghị luận và tăng cường khả năng viết văn đúng đủ và có cảm xúc.
Chúc các bạn học văn tốt và có những bài thi đạt kết quả điểm thi lớp 10 cao nhất.
Nguồn: http://kienthucthegioi.com/diem-thi-lop-10-2016/huong-dan-lam-bai-van-nghi-luan-theo-cong-thuc-thu-vi.html
|
|