Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

khâu tầng sinh môn và cách chăm sóc [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 3/12/2017 13:54:56
Vì sao bạn phải khâu tầng sinh môn?

Trong quá trình sinh nở theo đường tự nhiên, nếu thai quá to hoặc cổ tử cung mở chưa hết… âm hộ thường bị rách. Một số trường hợp, các bác sĩ phải áp dụng thủ thuật rạch tầng sinh môn để giúp chị em có cuộc “vượt cạn” dễ dàng hơn. Thông thường vùng bị rách hoặc rạch là tầng sinh môn ở vùng giữa âm đạo và hậu môn. Và sau khi em bé chui ra, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại tầng sinh môn. Và việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh là rất quan trọng.


Vết khâu tầng sinh môn bao lâu thì lành lại ?
Thông thường, sau khoảng 2-4 tuần, vết khâu sẽ liền da nhưng cơ địa của mỗi người một khác nên bạn có thể thấy nó kéo dài hơn. Các vết khâu sẽ tự tiêu và việc này có thể mất từ 2 – 12 tuần, tùy thuộc vào loại chỉ khâu. Chính vì vậy, chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh là hết sức cần thiết.

Xem thêm:Dị ứng chỉ khâu tầng sinh môn

Những lưu ý khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn sau sinh
Sau khi sinh, vết khâu ở tầng sinh môn cũng giống như những vết khâu khác trên cơ thể khi bị thương. Nếu không chăm sóc đúng cách sẽ khiến các vết khâu càng lâu lành, thậm chí còn có thể dẫn tới đứt chỉ (bục vết may), nhiễm trùng, không lành sẹo, co cơ… Chính vì vậy, khi chăm sóc vết khâu tầng sinh môn tại nhà sau sinh, chị em cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Vệ sinh vùng kín: Hàng ngày đều phải vệ sinh vùng kín sạch sẽ ít nhất 2 lần. Sau khi đi đại tiện cũng cần rửa sạch sẽ. Cách vệ sinh là dùng nước ấm dội từ từ vào âm đạo và vùng tầng sinh môn, rửa nhẹ nhàng sau đó lau khô. Sau khi hết sản dịch và vết khâu tầng sinh môn lành, có thể vệ sinh như bình thường, mỗi ngày 2 lần.

Tắm: Có thể ngâm phần dưới vào chậu hoặc bồn nước ấm 4 lần/ ngày. Mỗi lần ngâm khoảng 15 phút. Cách này giúp giảm cảm giác đau rát và thúc đẩy quá trình liền vết thương.



Lau khô người: Luôn luôn nhớ dùng khăn mềm, sạch lau khô người và vùng vết khâu tầng sinh môn rồi mới mặc quần áo.

Phòng tránh vết khâu bị nứt: Sản phụ sau sinh cần có chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước để giảm thiểu tình trạng táo bón. Việc bị táo bón khiến sản phụ gặp khó khăn khi đại tiện, dẫn đến nguy cơ vết khâu bị ảnh hưởng. Để vết khâu nhanh hồi phục, sản phụ cũng cần chú ý đi lại nhẹ nhàng, không làm việc nặng, không ngồi xổm, không leo cầu thang nhiều lần hoặc tập thể dục giảm cân khi chưa có tư vấn và chỉ định của bác sỹ.

Quan hệ vợ chồng: Tốt nhất nên kiêng quan hệ vợ chồng cho tới khi vết may lành hẳn, không còn đau để tránh nguy cơ nhiễm trùng, rò âm đạo – hậu môn, mất tự chủ trong tiểu tiện…

Ngoài ra, sản phụ nên chọn loại quần lót rộng để tránh chà xát vào vết khâu, gây đau đớn. Trong thời gian chưa hết sản dịch, vẫn cần dùng bỉm/ băng vệ sinh. Lưu ý thay bỉm/ băng vệ sinh nhiều lần trong ngày để tránh viêm nhiễm, cản trở quá trình hồi phục của tầng sinh môn.

Nếuvết khâu tầng sinh môn bị chảy máubạn không nên mua thuốc tự uống mà hãy đến ngay phòng khám để được các bác sĩ tư vấn và giúp đỡ.


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 20/11/2024 08:20 , Processed in 0.145519 second(s), 131 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên