Đặc trưng của gia đình quá chú trọng việc học hành của con Vậy một gia đình quá chú trọng vào giáo dục cho trẻ có những đặc trưng gì? Một trong số chúng ta có thể sẽ không thể tự mình nhận ra được những điều này. Mẹ hãy thử kiểm tra qua những điểm sau đây. Luôn suy nghĩ “Chỉ là muốn tốt cho con”
Một trong những đặc trưng dễ thấy nhất chính là mẹ luôn có suy nghĩ rằng “Bởi vì con nên…”, “Chỉ là muốn tốt cho con nên…”. Nếu con không thể học tốt, hay không thể chơi thể thao giỏi, mẹ sẽ luôn muộn phiền là lo lắng không biết sau này con sẽ có tương lai như thế nào. Để con có một tương lai tươi sáng và không khổ cực, cha mẹ đã bắt đầu dạy con từ lúc còn rất nhỏ. Và Trong tương lai, cha mẹ muốn con sẽ có một công việc ổn định, tìm được một người bạn đời ưng ý và sống hạnh phúc. Vì thế mà mẹ luôn có suy nghĩ muốn giáo dục con thật tốt. Cha mẹ quá nhiệt tình với việc học của conMột trong những đặc trưng khác chính là cha mẹ rất nhiệt tình với giáo dục khi trẻ còn nhỏ, và cho trẻ thật nhiều nền tảng giáo dục. Hầu như các bậc phụ huynh có suy nghĩ như thế đều cảm thấy biết ơn cha mẹ đã cho họ được học tập thật tốt ngay từ bé. Do đó, cha mẹ cảm thấy việc giáo dục nghiêm khắc hay quá nhiều là một điều hiển nhiên và đúng đắn để con có nền tảng vững chắc và trưởng thành là một người thành công. Bận tâm quá nhiều đến “danh tiếng”Cũng có nhiều bậc phụ huynh quá chú trọng vào “danh tiếng” của bản thân. Bởi vì bạn bè luôn khoe thành tích con của họ, nên mẹ cũng không muốn con mình bị thua kém. “Nếu con người khác có thể làm được, thì con mình cũng có thể”. Điều này vô tình diễn ra “cuộc cạnh tranh” giữa các đứa trẻ. Và mẹ luôn cố gắng để con vượt thành tích của những đứa trẻ khác. Và bởi vì mẹ nghĩ chỉ cần cho con học càng nhiều, sẽ càng thành thạo và giỏi giang hơn. Chính vì vậy nhiều bậc cha mẹ đã ép buộc con phải tiếp nhận nhiều nền tảng giáo dục khác nhau. Vì “cái tôi” của bản thân cao, nên cha mẹ sẽ cảm thấy khó chịu và bực bội nếu con không thể làm tốt một điều gì. Nghiêm khắc đến cả việc nhỏ nhặtBậc phụ huynh có tính nghiêm khắc về những việc nhỏ nhặt nhất, sẽ bỏ qua ý kiến của con và có xu hướng kìm hãm, áp đặt như “Con không được làm như thế” hay “Con phải làm thế này”. Những trẻ lớn lên trong tình huống luôn phải làm theo điều cha mẹ muốn, sẽ khó tự bản thân quyết định bất cứ điều gì nếu không có ý kiến của cha mẹ. Về cơ bản, trẻ em cần được giáo dục trở thành một đứa trẻ có thể tự mình đưa ra quyết định, thay vì bị áp đặt bởi ý kiến của phụ huynh. Bảo vệ – can thiệp quá mứcCha mẹ quá quan tâm đến giáo dục thường bảo vệ quá mức và can thiệp quá mức, nhưng quản lý con cái quá mức có thể cản trở sự phát triển của trẻ. Chẳng hạn như, cha mẹ muốn con chơi với bạn với người hợp với trẻ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ quản lý quá mức, trẻ sẽ không thể nào hòa nhập được với bạn bè. Và thường trẻ sẽ được giáo dục rằng chỉ chơi với những người bạn tốt, phải luôn hòa đồng và duy trì mối quan hệ đó. Ngoài ra, nếu trẻ bị thương khi chơi đùa, cha mẹ sẽ la mắng trẻ. Nên trẻ chỉ có thể quanh quẩn trong sân nhà. Những điều này đã vô tình tước đi cơ hội có chính kiến và cơ hội trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm quý báu của trẻ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ bắt ép trẻ học quá nhiều, sẽ dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng như: trẻ không có chính kiến của bản thân, trẻ trưởng thành mà không tích lũy được kinh nghiệm thực tế từ những trải nghiệm xung quanh, tính cách có thể bị lệch lạc vì quá áp lực hay có những hành động giải tỏa căng thẳng tiêu cực như bắt nạt, trêu chọc bạn bè. Qua bài viết lần này, chúng tôi cũng hy vọng các bậc phụ huynh sẽ hiểu rằng cha mẹ cần phải cân nhắc ý định và cảm xúc của con cái và không nên đưa ra quá nhiều quyết định ngay từ khi con còn nhỏ.
|