Thời gian đăng: 26/2/2022 01:05:18
Vết chàm/bớt bẩm sinh thường vô hại với hầu hết mọi người nhưng lại khiến người bệnh dễ bị mất tự tin, đặc biệt là khi vết bớt đó lại nằm ở các vị trí trên gương mặt. Với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ và y học hiện đại, việc loại bỏ bớt chàm đã trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để tránh gặp phải những điều không mong muốn xảy đến, trước khi quyết định xóa chàm bớt trên mặt bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin qua bài viết này.
Để biết về dịch vụ xóa bớt nâu hiện nay, hãy xem ngay bài viết sau: xóa bớt nâu ở đâu
Vết bớt/chàm trên mặt là gì?
Vết bớt/chàm là những tổn thương làm thay đổi màu sắc của một vùng da cụ thể trên bất kỳ vị trí nào của cơ thể. Có hai dạng bớt chính là các vết bớt hình thành từ mạch máu và các vết bớt hình thành do tăng sắc tố da hay được còn gọi là bớt sắc tố.
Hầu hết các vết bớt/chàm xuất hiện bẩm sinh và có diện tích chàm trên khoảng một nửa mặt. Song cũng có những trường hợp đến giai đoạn dậy thì vết bớt mới xuất hiện hoặc lúc này mới phát triển lan rộng và sậm màu hơn. Đến hết tuổi dậy thì, các vết bớt sẽ ngừng hoặc phát triển chậm lại. Một số ít trường hợp khác vùng chàm lan rộng cả hai bên mặt, quanh vùng mắt hoặc xuất hiện ở những vị trí khác trên cơ thể như các vùng vai, lưng, ngực, mông,… Nhìn chung, mỗi người đều khác nhau về mức độ của vết chàm, tính chất, màu sắc cũng như diện tích vùng da bị chàm.
Thông thường, các vết bớt đều vô hại, song cũng có một số ít trường hợp là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe. Do đó, trước khi quyết định xóa vết bớt trên mặt, bạn không chỉ cần quan tâm về vấn đề thẩm mỹ mà còn cả sức khỏe bên trong của bản thân.
Nguyên nhân nào gây ra các vết bớt?
Đối với các vết chàm được tạo thành từ mạch máu (u máu phẳng) thường có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt. Nguyên nhân do các động mạch nhỏ dưới da bị giãn nở thường xuyên và quá mức, dẫn tới việc đọng máu ở một vùng da cụ thể, dần hình thành nên các vết chàm. Khi ta miết nhẹ lên vùng da bị chàm đó, chúng sẽ chuyển sang màu hồng hoặc đỏ nhạt hơn nhưng khi ngưng miết, vùng da đó lại trở về màu sắc đỏ hồng như cũ.
Còn đối với bớt sắc tố bẩm sinh được hình thành do sự biến đổi, rối loạn của các sắc tố da, sự tăng sinh các tế bào sắc tố một cách quá mức, dẫn đến xâm lấn sâu xuống vùng trung bì. Điều đó khiến cho vùng da bị tăng sắc tố này có màu sắc cũng như các tính chất khác thường so với các vùng khác còn lại trên cơ thể. Chẳng hạn như vết bớt sẽ mọc lông tốt hơn vùng da bình thường, sậm màu, có thể mang màu đen, nâu đen, xanh đen, màu cà phê sữa, màu đỏ rượu vang,…
Nhìn chung, các vết bớt sắc tố hay u máu phẳng đều lành tính, không phải là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng gì của sức khỏe. Tuy nhiên, chúng lại khiến cho người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý trong công việc và các hoạt động xã hội. Do vậy, hầu hết những ai có vết chàm trên các vị trí lỗ liễu của cơ thể, đặc biệt là trên khuôn mặt đều có nhu cầu xóa vết chàm nhanh chóng.
Xóa vết bớt trên mặt có nguy hiểm không?
Các vết bớt có diện tích nhỏ, màu nhạt hoặc xuất hiện ở những vùng da kín như trên thân mình thường ít cần can thiệp trị liệu. Nhưng với các vết chàm lan rộng ở vùng da mặt hoặc có màu sắc đậm, nổi bật trên khuôn mặt sẽ khiến cho bệnh nhiên rất tự ti, gặp nhiều trở ngại trong công việc cũng như cuộc sống hằng ngày. Do vậy hầu hết những người có bớt trên mặt thường có nhu cầu xóa bỏ nó càng sớm càng tốt. Vậy xóa bớt trên mặt có nguy hiểm không? Hay chúng có khả năng bị tái phát sau điều trị không?
Ngày nay, với công nghệ thẩm mỹ hiện đại cùng sự tiến bộ của y khoa, việc can thiệp trị liệu để xóa bỏ các vết chàm đã không còn là vấn đề khó khăn. Với các loại bớt sắc tố lành tính, khi điều trị hầu như không gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Ngoại trừ trường hợp kỹ thuật thực hiện của bác sĩ chuyên môn không đạt tiêu chuẩn, dụng cụ tiến hành trị liệu không đảm bảo vệ sinh. Điều đó khiến bệnh nhân dễ gặp phải nguy cơ nhiễm trùng hoặc hiệu quả điều trị không cao, nhanh bị tái lại vết chàm trên da. Do đó, việc lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện trị liệu là rất quan trọng.
Ngoài ra, với một số ít loại bớt báo hiệu các vấn đề về sức khỏe như bớt rượu vang ở Trẻ sơ sinh có thể cảnh báo việc rò rỉ mạch máu, vết bớt màu cà phê sữa có thể là dấu hiệu của u xơ thần kinh. Với những trường hợp này, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhằm tránh gặp phải các vấn đề về da liễu sau khi trị liệu.
Phương pháp xóa vết bớt trên mặt
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để xóa chàm bớt hiệu quả. Việc lựa chọn cách xóa chàm nào phụ thuộc vào từng thể bớt khác nhau, mức độ nghiêm trọng của vùng chàm bớt, chi phí điều trị,… Dưới đây là một số cách điều trị thông dụng mà bạn đọc có thể tham khảo.
Phương pháp ghép da xóa vết bớt trên mặt
Nếu việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên không hiệu quả hoặc đem lại kết quả quá chậm, bạn hãy cân nhắc đến việc điều trị xâm lấn là phương pháp ghép da.
Phẫu thuật ghép da đã được ứng dụng thành công cho khá nhiều người bệnh trước đây. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một vùng da kín trên cơ thể thay thế vào vùng da bị chàm bớt. Mặc dù đã có không ít trường hợp điều trị khỏi nhờ cách điều trị này, song đây là giải pháp có kỹ thuật rất phức tạp, nếu người thực hiện không đủ khéo léo sẽ khiến các vùng da này để lại sẹo. Để đảm bảo bạn hãy đến các viện thẩm mỹ uy tín để thực hiện.
Laser xóa chàm bớt hiệu quả
Nhờ công nghệ thẩm mỹ phát triển hiện đại, ngày nay, người ta thường dùng laser để xóa vết chàm trên mặt đem lại hiệu quả cao, hạn chế trường hợp bị tái phát. Hơn thế, đây còn là giải pháp tiến bộ hơn trong ngành làm đẹp nhờ đặc tính hạn chế xâm lấn, tăng hiệu quả thẩm mỹ tối đa sau khi điều trị.
Các tia laser này sẽ tác động vào sắc tố có màu sậm khiến chúng bị phân hủy, dần dần bị đào thải ra bên ngoài theo hệ thống lọc tự nhiên của cơ thể. Khi được chiếu xuống da, tia laser có tác dụng triệt tiêu tận gốc các hắc tố melanin ở vùng chàm bớt, đồng thời không hề gây tổn thương cho lớp biểu bì da, ngăn chặn triệt để nguy cơ tái phát bệnh.
Tư vấn của chuyên gia về việc: có nên tẩy vết bớt
|
|