Thời gian đăng: 9/11/2015 09:27:02
Bệnh thoái hóa khớp là một trong những căn bệnh có nguy cơ gây tàn phế cao nhất hiện nay và bệnh thoái hóa khớp đang có xu hướng trẻ hóa ở mức báo động trong xã hội. Bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp nếu không được điều trị thích hợp cùng việc cung cấp cho cơ thể đầy đủ những thành phần dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến bệnh ngày cang nặng thêm và tăng nguy có tàn phế cho người bệnh. Sau đây là những con số báo động về bệnh thoái hóa khớp và những lời khuyên cho bệnh nhân thoái hóa khớp mời các bạn cùng tham khảo.
Bệnh thoái hóa khớp đang ở mức báo động
Mỗi ngày ở khoa Cơ xương khớp của BV Đại học Y Dược TPHCM có hàng trăm bệnh nhân đến thăm khám các bệnh lý liên quan đến khớp. Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc - PGĐ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM - cho biết, sau khi chụp X-quang có đến gần 50% lượng người đến khám mắc benh thoai hoa khop, chủ yếu từ lứa tuổi sau 40, trong đó có một số bệnh nhân mới chỉ 30 tuổi cũng mắc bệnh. Theo bác sĩ Bắc, thoái hóa khớp xảy ra cho khoảng 20% dân số, thường nữ nhiều gấp 2 lần nam, bắt đầu sau tuổi 40 - 50.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh như tuổi thọ cao, sự lão hóa các bộ phận, thể trọng và nghề nghiệp. “Trong 50% lượng người được phát hiện bệnh qua X-quang, có đến 75% số người bị thoái hóa khớp gối”, bác sĩ Bắc cho biết và thông tin thêm: Khoảng 30% số người trên 35 tuổi và hơn 60% số người trên 65 tuổi mắc bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây thoái hóa nhưng chủ yếu là sự lão hóa của cơ thể. Mức độ lão hóa khác nhau tùy thuộc vào từng cá thể và điều kiện sống của cá thể đó. Thực tế, thoái hóa khớp thường biểu hiện ở 3 vị trí: Cột sống, khớp gối và khớp háng.
Bác sĩ Lê Anh Thư -Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp, BV Chợ Rẫy - cho biết: “Bệnh thoái hóa khớp tăng dần theo tuổi. Nguy hiểm ở chỗ khi khớp bị thoái hóa sẽ bị hư hoàn toàn và biến dạng, vẹo vào trong, gây đau đớn khi đi lại, sụn hư hoàn toàn gây tàn phế”. Theo bác sĩ Thư, 95% các trường hợp đau khớp gối phải thay khớp gối và khớp háng là do thoái hóa. Bệnh thoái hóa khớp là bệnh thường gặp nhất, chiếm 30-35% các bệnh xương khớp. Bệnh này thường đi kèm với bệnh loãng xương và ảnh hưởng đến số đông phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Ngoài gánh nặng tuổi tác, hậu quả của quá trình lao động nặng nhọc cũng gây nên căn bệnh này. Tuy nhiên, theo bác sĩ Thư, số đông người bệnh vẫn chủ quan, coi thường bệnh dẫn đến khi bệnh trở nặng mới tìm đến bác sĩ hay tìm cách phòng ngừa.
Làm gì để bảo vệ sụn khớp
Con người không thể tránh khỏi quy luật lão hoá tự nhiên của cơ thể nói chung và sụn khớp nói riêng, tuy nhiên, để tránh cơ thể tự hủy hoại sụn khớp, bên cạnh vận động phù hợp, hạn chế nguy cơ mắc bệnh liên quan, điều quan trọng là giúp hệ miễn dịch nhận ra sụn khớp là “người nhà” để bảo vệ và tái tạo sụn hiệu quả nhất. Câu trả lời nằm ở hoạt chất sinh học UC-II - phát minh từ Viện InterHealth của Mỹ, được tinh chiết bằng công nghệ cao nhằm giữ nguyên cấu trúc phân tử và đặc tính sinh học.
Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng, khi UC-II vào cơ thể bằng đường uống, ngoài việc được hấp thu để nuôi dưỡng sụn khớp, một phần UC-II sẽ giữ nguyên cấu trúc phân tử và trình diện trước hệ miễn dịch. Chính sự trình diện lặp đi lặp lại này khiến hệ miễn dịch nhận ra sụn khớp là “người nhà”, loại bỏ “lỗi hệ thống” trước đó, khi nhầm lẫn sụn khớp là “kẻ ngoại lai” cần tiêu diệt. Phát kiến này mang đến cái nhìn hoàn toàn mới cho thế giới về bệnh thoai hoa khop là qua cơ chế đáp ứng miễn dịch, khi có hiện tượng viêm sụn xảy ra, UC-II sẽ làm hoạt hóa tế bào T-Regular (tế bào T điều hòa) giúp quá trình viêm ở sụn diễn ra chậm hơn, đồng thời làm giảm hoạt tính của tế bào T-Killer, từ đó giảm sự phá hủy sụn khớp.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, những người khỏe mạnh dùng UC-II (40mg/ngày) mang lại nhiều tác động tốt cho khớp hơn giả dược: Biên độ sử dụng khớp rộng hơn (80% so với 75%), thời gian phát khởi cơn đau khớp nhẹ sau vận động lâu hơn (2,8 phút so với 1,4 phút), hạn chế cứng khớp và cải thiện đáng kể sự gấp duỗi của khớp…
Tuy nhiên, ngoài phát minh trên, những người muốn phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp cũng cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là tập luyện thể thao theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Theo bác sĩ Anh Thư, với những người mắc bệnh này tuyệt đối không được tự ý tiêm khi không có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
>>Mời bạn đọc thêm những thông tin về bệnh thoái hóa đốt sống cổ và những phương pháp phòng tránh và điều trị |
|