|
Cô giáo Miêu Kha - Ảnh: Chí Tuệ |
Cô Miêu Kha vừa được điều từ Trường THCS Lê Anh Xuân sang trường mới thành lập là Hoàng Diệu. Cô cho biết trường mới chỉ có một khối lớp 6, nhưng giáo viên dạy vật lý thì phải dạy nhiều lớp, mỗi lớp lại chỉ có 1 tiết vật lý/tuần.
“Một năm học, tôi dạy tới 400 học sinh nhưng mỗi em chỉ gặp tôi 1 tiết/tuần. Bởi vậy, tôi rất trân trọng từng tiết dạy của mình. Vì tôi không muốn học sinh của tôi chán học vật lý.
xem thêm : Luyện phát âm và ngữ điệu tiếng anh
Xem thêm : anh văn giao tiếp
Xem thêm luyện thi THPT quốc gia
Tôi muốn đem tới cho các em những điều mới mẻ, thú vị và tìm thấy sự thú vị đó ở ngay trong cuộc sống thường ngày” - cô Miêu Kha bắt đầu câu chuyện về nghề bằng chia sẻ đầy tâm huyết.
Cô giáo trẻ cho biết: “Thường bước vào lớp, tôi không bao giờ yêu cầu học sinh mở sách ngay. Tôi hay nghĩ một cách vào bài học như thế nào đơn giản nhất, với những câu hỏi bình thường nhất có thể.
Ví dụ khi dạy bài “Lực và kết quả tác động của lực”, tôi mang đến cho mỗi nhóm học sinh một viên bi ve. Rồi bảo các em quan sát xem viên bi có những trạng thái như thế nào? Có em bảo viên bi nằm im, lăn, nhảy, có em bảo có thể xoay tròn...
Tôi để các em nói thoải mái, rồi mới hướng các em vào bài học bằng các câu hỏi “Vì sao viên bi lăn?” rồi giải thích từ trạng thái đứng yên, viên bi lăn, đó chính là “chuyển động lực”.
Ở lớp khác, cũng bài này tôi cho học sinh xem một đoạn phim do tôi tự cắt ghép. Đó là hình ảnh thủ môn lao ra bắt dính quả bóng. Tôi để các em bình luận thoải mái, thậm chí reo “vô” mỗi khi thủ môn bắt trái bóng ở một tư thế khác nhau.
Rồi tôi hỏi học sinh về sự thay đổi trạng thái của trái bóng như thế nào để lý giải về hiện tượng chuyển động lực và kết quả của tác động lực làm thay đổi trạng thái của vật...”.
Miêu Kha cho biết thường cô vẫn soạn giáo án cho một bài dạy nhưng ít khi dạy đúng theo giáo án đã soạn, mà mỗi tiết học cô hay tìm những cái mới mẻ, thường là sử dụng các đồ vật, hình ảnh, đoạn phim, những hiện tượng từ thực tế mà tất cả các em học sinh đều biết, để các em quan sát, nhận xét, tham gia trò chơi, thảo luận.
“Một tiết học có khi tôi dạy tới lần thứ 6-7 thì mới thấy thỏa mãn, vì mỗi tiết học tôi lại tự rút kinh nghiệm, lại thấy có cái cần bổ sung, cần thay đổi và chính học trò đã giúp tôi hoàn thiện bài dạy của mình” - cô Miêu Kha nói.
Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng luôn có xu hướng phá vỡ trình tự tiết học thông thường là cách cô Miêu Kha làm. Đó cũng là một trong những cách thể hiện mong muốn luôn sáng tạo, luôn đổi mới của cô giáo Miêu Kha.