Thời gian đăng: 28/10/2016 23:40:28
Trong quá trình tìm tòi và tự học tiếng Nhật , các bạn có khi nào thắc mắc vì sao trong các nước Đông Á chỉ có Việt Nam sử dụng chữ Latinh mà các quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc lại không sử dụng không ? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp phần nào thắc mắc này đấy )
Trong các ngôn ngữ thuộc hệ chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Mãn Châu và Việt Nam, chỉ có Việt Nam ta đổi ra dùng mẫu tự La-Tinh. Tiếng nói các nước trên đều có thể ghi bằng La-Tinh, có phần còn dễ hơn tiếng Việt, nhưng mỗi quốc gia có hoàn cảnh riêng nên không thay đổi được.
Việt Nam, do bị Pháp đô hộ hoàn toàn, nên năm 1911 nhà cầm quyền Pháp ra nghị định dùng chữ Quốc Ngữ và năm 1945 nhà cầm quyền cả hai miền Nam Bắc cổ động dùng. Nhưng cũng do yếu tố quan trọng là tiếng Việt có tới khoẳng 15000 âm, nên ít bị đồng âm dị nghĩa, nhiều nhất là âm "kỳ", có khoảng 10 chữ Hán và nghĩa khác nhau, còn đa số một âm có chỉ một hay hai nghĩa.
>>> Tham khảo chủ đề Phương pháp học tiếng Nhật qua phim phụ đề
Nhật Bản do chỉ có 120 âm, nên đồng âm dị nghĩa rất nhiều, như âm "yoshí hay "shò", mỗi âm có khoảng 300 chữ Hán, nên nếu viết bằng La-Tinh thì không rõ nghĩa.
Trung Hoa, tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại có 420 âm, còn Quảng Ðông, Phúc Kiến cũng có 5- 7000 âm. Nhưng nếu viết La-Tinh theo tiếng Bắc Kinh hay Quan Thoại thì các vùng khác không hiểu được. Vì Trung Hoa rộng lớn, có 8 tiếng nói chính và hằng trăm tiếng nói của người thiểu số. Chỉ viết bằng chữ Hán thì cả nước mới có thể đọc và hiểu được, do đó, chữ Hán là văn tự duy nhất có thể dùng để thống nhất cách viết, còn vùng nào cũng vẫn cứ đọc theo tiếng vùng đó.
(nguồn : http://tiengnhatgiaotiep.edu.vn)
|
|