Không chỉ nổi tiếng với “sàn catwalk” của những loài hoa kiêu hãnh – đầy sức sống và màu sắc, hay vang vọng cùng thanh âm của cồng chiêng, nét đẹp văn hóa Đà Lạt còn được thể hiện trong đời sống tinh thần của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Khi đặt chân đến mảnh đất được tạo hóa ưu ái này, đừng quên cùng xe máy Đà Lạt tìm hiểu những nét đặc sắc của bầu trời văn hóa địa phương nhé các bạn! Nước chảy khí thiêng – nẻo về nguồn cội Trong nền văn minh nông nghiệp, hai yếu tố đất và nước luôn được coi trọng. Song hành với thuyết vạn vật hữu linh, con người luôn quan niệm mỗi sự vật đều có phần hồn. Chính vì vậy, Nước cũng được thần thánh hóa đối với cư dân Đông phương. Lễ hội cúng Thần Suối của dân tộc Mạ được diễn ra vào khoảng tháng 3 hàng năm. Lúc này tiết trời đang độ khí xuân, cây cối đâm chồi nảy lộc. Sau khi vụ gặt và lễ mừng lúa mới kết thúc, người dân sẽ chọn ngày tốt để làm dọn sạch buôn làng, dòng suối, soạn lại máng nước và làm thịt lợn, gà, cùng một chậu tiết pha loãng để làm lễ vật dâng lên các vị thần linh. Trong tâm thức của họ, thần đất, thần nước, thần núi và tổ tiên của họ là những thế lực siêu nhiên đã che chở cho buôn làng được bình an. Vào ngày lễ hội, suối chính là địa điểm để thực hiện nghĩ lễ cúng tế. Chính vì vậy, người ta dựng lên cổng chào từ lá cây, cỏ lá dài, và treo thêm nhiều đồ vật trang trí khác. Thầy cúng được dân làng giao phó nhiệm vụ chủ trì. Đến với lễ hội, có hai biểu tượng quen thuộc là quả bầu khô và chiếc gùi. Theo tục lệ, để lấy may, sau khi lễ cúng được chu toàn, dân làng sẽ dùng những quả bầu khô để lấy nước rồi bỏ vào gùi và đem về nhà. Đồng thời, một đoàn người sẽ theo chủ tế đi tới cầu thang của từng nhà để hát cầu cúng và rưới tiết vào chân cầu thang như một lời chúc phúc. Cuối cùng, mọi người tập trung về nhà cộng đồng để cùng thưởng thức những món ăn ngon. Ngoài ra, trong lễ hội nước, còn phải kể đến Bok Bơ mung - lễ cúng thần đập nước. Muốn thưởng thức lễ hội độc đáo này, bạn hãy đi xe máy Đà Lạt đến địa bàn sinh sống của đồng bào Churu. Thời gian của Bok Bơ mung kéo dài 3 ngày, thường vào tháng 1 hoặc tháng 2, từ buổi sớm, người dân đã tề tựu trước sân đình, một hàng là nam, một hàng là nữ. Sau nghi thức cúng thần kết thúc, người chủ trì sẽ trao cho mỗi bên một cặp gà để làm cỗ bắt đầu cúng. Điểm đặc biệt là những lễ vật như: trứng gà, vịt, hoa quả... đều do người dân tự nguyện đóng góp. Vật tổ Tây Nguyên
Nếu như Hải Phòng có hội chọi trâu thì ở Đà Lạt có lễ hội đâm trâu. Vị trí dựng cây nêu chính là lễ đài diễn ra màn giao đấu giữa người và trâu. Cây nêu mang màu sắc huyền bí khi trên ngọn được treo một con Phượng Hoàng làm bằng gỗ đầy màu sắc, trên thân cây bằng tre luôn đủ các hình: tổ ong, chim én, hình người, xâu lục lạc,… Ngoài ra còn có kết lá cây non, cây sra… Người được giao nhiệm vụ đâm trâu phải là chàng trai khỏe mạnh, cao lớn, nhanh nhẹn nhất buôn làng. Lúc trâu vừa chết, thầy cúng mang sẵn chiếc nồi đồng cực lớn, bên trong có ít rượu để hứng lấy máu. Máu và rượu được trộn với nhau để cúng Giàng (thần). Thịt trâu được xẻ ra và chia đều cho mọi người trong làng. Mọi người cùng ăn uống múa hát cho đến tận hôm sau. Để trải nghiệm lễ hội đâm trâu, hãy ghé thăm Đà Lạt vào tháng 3 hoặc tháng 4 âm lịch bạn nhé! Xe máy Đà Lạt Khánh Đoan hân hạnh là bạn đường uy tín! Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 15 Trần Bình Trọng - Phường 5 - Thành Phố Đà Lạt Hotline: 0633997873 | 0909 363 463 Email: khanhthy3007@yahoo.com
|