Người xưa có câu:” Trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng một mình cũng xinh”. Cây trúc được coi là một biểu tượng của cái đẹp. Trúc thuộc họ với cây tre nhưng thân cây nhỏ hơn. Rất nhiều người ca ngợi về cây trúc như một vẻ đẹp của tạo hóa. Cùng chúng tôi tìm hiểu ý nghĩa của cây trúc trong phong thuy nhé. Từ xưa đến nay có rất nhiều từ phú ca tụng về cây trúc. Trúc có mối quan hệ mật thiết với dân sinh, có thể dùng để xây nhà, làm bút lông, làm giấy, dụng cụ gia đình và trạm trổ các bức tranh, về môi trường sống, trúc không héo rụng khi gặp sương tuyết, qua bốn mùa vẫn tươi tốt, đẹp nhưng không ẻo lả mà trang nhã, mộc mạc, đáng để thưởng lãm. Các văn nhân xem trúc như hiền nhân, quân tử. Sự cao phong lượng tiết của trúc khiến cho người ta ví với các hiền giả. Trong các bức họa quý, người xưa thường gọi trúc, tùng và mai là “tuế hàn tam hữu”. Trúc, mai, nguyệt, thủy là “ngũ thanh đồ”; tùng, trúc, tuyên, lan và thọ thạch là
“ngũ thụy đồ”; và hình ảnh trúc thường được xuất hiện dưới ngòi bút của các họa gia. Trúc có nhiều loại, có thể có trên trăm loại. Rất nhiều trúc đều có ngụ ý văn hóa. Như: Ban trúc sương kỷ), từ trúc (cũng được gọi là hiếu trúc, trúc mẫu tử), trúc la hán, trúc kim lương ngọc, thiên trúc (thiên trúc nam đại trúc)… Nếu vẽ trúc chung với bí đỏ, hoa dừa cạn, lấy ý nghĩa của các từ đồng âm thì có thể tạo thành ngụ ý “thiên địa trường xuân”, “thiên trường địa cửu”. Trúc lại đồng âm với từ “chúc” nên có hàm ý chúc phúc tốt đẹp. Bạn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn cây gì để trang trí trong nhà thì trúc là lựa chọn ưu tiên hàng đầu đấy nhé. Năm nay tử vi nói gì về bạn, vào tu vi nhé các bạn.
|