Mọc răng khôn khi mang thai nên làm gì để tránh ảnh hưởng đến thai kỳ? Để giải đáp thắc mắc này các mẹ bầu hãy theo dõi thật kỹ nhé. mọc răng khôn khi mang thai nên làm sao? Mọc răng khôn khi mang thai có sao không?Răng khôn là chiếc răng mọc sau cùng khi ta đủ 18-25 tuổi hoặc có thể trễ hơn. Răng khôn mọc sau cùng và mọc cuối hàm nên khi mọc thường không đủ chỗ xảy ra tình trạng chen lấn, gây đau nhức cho khổ chủ. Răng khôn đa số đều mọc ngầm, lệch nên chỉ định của bác sĩ thường là nhổ răng để tránh để lại biến chứng không mong muốn. Nhiều người lầm tưởng rằng răng khôn khi mọc đau nhức rồi sẽ tự khỏi nhưng không phải thế, răng khôn mọc theo từng đợt và để mọc hoàn tất thì phải mất đến 4 hoặc 5 năm và đồng nghĩa là bạn phải chịu đựng cơn đau răng khôn trong suốt thời gian đấy. Với người khỏe mạnh bình thường thì bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ răng khôn nếu răng này có thể gây hại và có biến chứng với sức khỏe bệnh nhân. Nhưng nếu bị mọc răng khôn khi mang thai thì bạn không nên nhổ răng vì có thể gây nhiễm trùng huyết ảnh hưởng đến thai nhi. Mang thai là giai đoạn nhạy cảm, đặc biệt là những tháng đầu và cuối thai kỳ. Do đó, bất cứ tác động mạnh nào răng miệng cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Nếu bạn thấy đau nhức thì bạn nên đến bác sĩ nha khoa để được thăm khám, cho lời khuyên và không tự ý sử dụng thuốc mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Bạn cũng không được căng thẳng hay quá lo lắng, lúc này bạn cần tập trung nghĩ ngơi, ăn uống đủ chất dinh dưỡng và hợp lý để em bé phát triển tốt. Nhổ răng sữa cho trẻ đúng cách tại nhà tham khảo thêm. Mọc răng khôn khi mang bầu phải làm sao?Nhiều bà mẹ, do quá đau nhức khi mọc răng khôn nên thường tự ý sử dụng các thuốc giảm đau. Điều đó hoàn toàn không nên bởi nếu sử dụng không đúng liều lượng, chỉ định sẽ gây ra hậu quả khó lường. Vậy mọc răng khôn khi mang thai phải làm sao? Bạn hãy đến trung tâm nha khoa sớm để bác sĩ thăm khám chu đáo. Dựa vào tình hình cụ thể mà bác sĩ có thể sẽ kê thuốc uống thuốc kháng sinh được sử dụng cho phụ nữ mang thai để giảm đau nhức hiệu quả cho bạn. Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện các biện pháp giảm đau tạm thời như: + Dùng nước muối ấm: Nước muối ấm có tác dụng sát khuẩn giảm đau tốt, tạm thời dứt cơn đau và bạn có thể dùng 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Và đừng quên ngậm nước muối khi răng bạn đảm bảo đã vệ sinh sạch sẽ. + Dùng lá lốt: Lá lốt có tác dụng ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả. Lấy hai nắm cành và lá đem rửa sạch, sau đó sắc đặc với 01 bát nước, cho thêm ít muối. Ngậm nước hàng ngày vào buổi sáng, trưa và tối sẽ làm hạn chế cơn đau. Với những chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp các mẹ bầu giữ gìn sức khỏe thật tốt cũng như đảm bảo thai kỳ được khỏe mạnh.
|