Thời gian đăng: 6/7/2017 14:46:40
TS mỹ thuật cổ Trang Thanh Hiền chia sẻ, bà và cộng sự đã tổ chức hoạt động trung thu yến sào bằng cách vẽ mặt nạ cho trẻ năm nay là năm thứ hai. Vì các loại mặt nạ ngoại nhập với chất liệu quá xấu, nên bà đã nghĩ ra ý tưởng vẽ mặt nạ trung thu cho trẻ em, đồng thời giữ nét truyền thống của dân tộc. “Khi tổ chức chúng tôi muốn làm giống hệt trung thu xưa nhưng không đủ lực. Vì thế, mới chỉ dừng ở phần khôi phục lại truyền thống mặt nạ giấy bồi thôi đã. Sau này có điều kiện phát triển thì sẽ làm đến các đồ chơi khác. Vì trung thu xưa có rất nhiều đồ thủ công và đồ thủ công truyền thống thì rất cần kỹ thuật, cần đầu tư lâu dài mới làm được”, bà chia sẻ.
Còn nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đức Bình kể lại trò chơi trung thu ngày trước. Ông Bình cho biết: “Năm trước, chúng tôi tổ chức trung thu cho các em nhỏ. Trong đó có một hoạt động là dạy làm dây đốt đèn bằng hạt bưởi. Trước đó, chúng tôi thu gom hạt bưởi rồi dạy trẻ con đốt hạt bưởi rất vui. Các em nhỏ ngạc nhiên vì chưa bao giờ chơi trò đó. Nhưng đó là trò chơi rất quen thuộc của thời tôi còn nhỏ”.
Cần giữ sợi dây truyền thống
Trẻ con bây giờ chỉ nghe đến Tết trung thu nhưng không biết ý nghĩa và nguồn gốc từ đâu. Trẻ con bây giờ thường được bố mẹ mua banh trung thu yen sao, chở đi chơi vào đêm trung thu, chứ không còn hình ảnh trẻ con tự tay làm chiếc lồng đèn, mặt nạ hay chạy theo, vui đùa cùng đoàn lân. Hình ảnh này giờ đây chỉ xuất hiện ở các vùng nông thôn nghèo, vì vậy, trung thu xưa đang dần dần bị quên đi.
Vì thế theo bà Lý, điều rất cần làm cho trung thu là các trường học phải chú ý đến giảng dạy văn hóa phi vật thể hơn. “Phải tích hợp giảng dạy thế nào để các bạn trẻ có thể hiểu được, nếu không thì sẽ quên dần truyền thống của cha ông. Tết Đoan ngọ cũng thế, các em cũng chỉ biết là nhà dọn ra bao nhiêu thứ để ăn thôi mà không hiểu vì sao lại có Tết Đoan ngọ”, bà Lý nói. Bà đưa ra giải pháp: “ Nhà trường cần kết hợp với các viện bảo tàng cùng nhau tổ chức đêm trung thu thật ý nghĩa, cùng các hoạt động như: thi làm lồng đèn, hóa trang,… các trò chơi dân gian giúp trẻ em hiểu hơn về ngày Tết trung thu.
Nhà điêu khắc Đinh Công Đạt thì gợi ý: “Nên cho các làng nghề ra phố đi bộ Hà Nội vào dịp trung thu để cho trẻ em có thêm hiểu biết thêm về Tết trung thu. Cách làm lồng đèn, mặt nạ,… những món đồ chơi mà trẻ con thường nghĩ đơn giản nhưng không biết rằng để tạo ra một chiếc lồng đèn phải mất nhiều công sức như thế nào. Nếu đồ chơi chỉ là đi mua thì khó thấy sự thú vị ở đèn ông sư, đèn cá chép, đèn tôm... Đồng thời, việc cho các làng nghề ra phố sẽ tạo nên một nơi tham quan cho khác du lịch, giúp họ hiểu thêm về ngày Tết trung thu cổ truyền của dân tộc ta”.
Để trẻ em nhận được niềm vui trong dịp Tết trung thu, các bậc cha mẹ nên quan tâm hơn đến con mình bằng việc lựa chọn các hoạt động vui chơi cho trẻ. Để rồi sau này những Tết Trung thu ấy sẽ trở thành những kí ức đẹp đẽ trong tâm hồn mỗi người khi trưởng thành.
Nguồn bài viết: http://dailyyensao.vn/gin-giu-nhung-gia-tri-cua-banh-trung-thu-truyen-thong.html
Thông tin liên hệ:
NHÂN SÂM THỊNH PHÁT
Địa chỉ Showroom: 853 Nguyễn Kiệm, P.3, Quận Gò Vấp, TP. HCM
Điện thoại: 08 - 350.66666
Hotline: 0907799988
|
|