Thời gian đăng: 23/9/2017 21:21:38
Đau bao tử (đau dạ dày) là một căn bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa, gây không ít khổ sở cho những ai chẳng may mắc phải. Các triệu chứng như: ợ chua, buồn nôn và đầy bụng có phải là báo hiệu của bệnh đau bao tử hay không?
Tìm hiểu thêm: 7 cách chữa đầy bụng khó tiêu
Ợ chua, đầy bụng: Có phải là dấu hiệu của bệnh đau bao tử? 1
Dấu hiệu nhận biết bệnh đau bao tử
Biểu hiện của đau bao tử thường gặp là cảm giác buồn nôn, cồn cào, nóng rát ở vùng thượng vị, đặc biệt là khi quá no hoặc quá đói. Tình trạng đầy bụng sau khi ăn cũng dễ xuất hiện do chức năng dạ dày đang hoạt động kém. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể báo hiệu một số vấn đề khác ở hệ tiêu hóa như gan, mật… Ợ chua cũng xuất hiện ở nhiều trường hợp đau bao tử, do lượng axit trong dịch vị dạ dày bị dư thừa, dẫn đến trào ngược và dễ gây biến chứng viêm họng nếu để lâu.
Các triệu chứng này thường dễ tái đi tái lại, có tính chu kỳ nhất định, đặc biệt đau nhiều hơn khi no hoặc khi đói, thời tiết trở lạnh hoặc tâm lý đang ở trong trạng thái căng thẳng, âu lo. Một số loại thức ăn không phù hợp và có tính kích thích niêm mạc dạ dày như bia rượu, trái cây chua, tiêu ớt, trà đặc, cà phê… là một trong những nguyên nhân khiến bệnh đau bao tử trở nặng và tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó, vi khuẩn Helicobacter pylori là cũng là “thủ phạm” âm thầm trong nhiều trường hợp viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày.
Tìm hiểu thêm: thuốc chữa đau dạ dày
Cách chẩn đoán và điều trị bệnh
Để được thăm khám và chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất, ngay khi có các dấu hiệu mới chớm của chứng đau bao tử (đau dạ dày) bạn hãy đến ngay các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa để có hướng điều trị thích hợp nhất. Phương pháp thăm khám chính xác và thông dụng nhất chính là nội soi dạ dày. Hình ảnh sẽ được hiển thị rõ ràng thông qua một ống soi mềm, nhỏ có gắn camera khi được đưa trực tiếp vào dạ dày của bạn thông qua thực quản.
Một số xét nghiệm khác cũng cho kết quả tương tự như xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu… Bạn có thể được yêu cầu siêu âm ổ bụng để bác sĩ tìm ra bộ phận tiêu hóa nào của bạn đang gặp vấn đề. Nhịn ăn trước khi khám bệnh sẽ cho kết quả chính xác nhất.
Mục đích của việc thăm khám và chẩn đoán bệnh đau bao tử đó là xác định được mức độ tổn thương cũng như nguyên nhân gây bệnh – trong đó có phần kiểm tra xem bạn có bị nhiễm (dương tính) với vi khuẩn HP hay không, vì đây là một loại vi khuẩn hết sức nguy hiểm, dễ khiến bệnh dạ dày tái phát, dẫn đến biến chứng nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.
Phác đồ điều trị thường gặp nhất đó là kết hợp thuốc kháng sinh, thuốc giảm tiết axit dạ dày và thuốc diệt vi khuẩn HP (nếu có). Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau và các loại thuốc hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây bệnh khác như thuốc an thần. Tuy nhiên, chính việc lạm dụng những loại thuốc này cũng có thể khiến cho bệnh diễn biến nặng hơn, vì vậy hãy cân nhắc và trao đổi thật cẩn thận với bác sĩ của bạn trước khi dùng.
Tìm hiểu thêm: cách chữa đau dạ dày bằng nghệ tươi
|
|