Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Nhà đầu tư ngoại muốn mua quyền kiểm soát ngân hàng nội [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 27/10/2017 15:10:15
Nhà đầu tư ngoại muốn mua quyền kiểm soát ngân hàng nội



Một trong những lý do khiến cho căn hộ dịch vụ gần sân baynhà đầu tư nước ngoài còn e ngại đổ vốn vào lĩnh vực ngân hàng chính là “room” hạn chế. Họ không hài lòng với mức room 30% hiện nay, bởi với mức này họ khó có tiếng nói quyết định tại ngân hàng. Điều họ muốn là mua quyền kiểm soát ngân hàng chứ không phải là đầu tư tài chính 20-30% cổ phần để lấy lợi tức. TS. Lê Anh Tuấn, Giám đốc Khối nghiên cứu kinh tế trưởng Tập đoàn Dragon Capital nhận định.

Đánh giá của ông về quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng thời gian qua?

Tái cơ cấu ngành ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành công nhất định. Cụ thể, năm 2012, nợ xấu của ngành ngân hàng ở mức khá cao, trong đó một số nhà băng nhỏ, yếu kém còn mất thanh khoản.

Thế nhưng, với các chính sách quyết liệt xử lý nợ xấu của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của ngành đã giảm từ mức hai con số trong năm 2012 xuống còn một con số cuối năm 2015 và đến nay vẫn được kiểm soát tốt.
Nhà đầu tư ngoại muốn mua quyền kiểm soát ngân hàng nội

TS. Lê Anh Tuấn

Bên cạnh đó căn hộ dịch vụ gần sân bay, sở hữu chéo trong ngành ngân hàng cũng từng bước được xử lý một cách thận trọng trong quá trình tái cấu trúc. Cần nói thêm, sở hữu chéo luôn là vấn đề khá nhạy cảm, có tác động đến các ngân hàng. Nếu có động thái quá mạnh, hệ thống ngân hàng sẽ không đủ sức chịu đựng, nên cần làm một cách phù hợp.

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng. Theo ông, đây có là cơ hội cho nhà đầu tư, nhất là đối với cổ đông nước ngoài trong việc mua lại nhà băng nội?

Mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 là phải đẩy mạnh tái cấu trúc. Điều này có khả thi hay không phụ thuộc vào ý chí và thực sự chúng ta có muốn đánh đổi, quyết liệt để có một hệ thống ngân hàng vững chắc hay không. Đánh đổi ở đây, có nghĩa là Việt Nam có cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua trên 50%, hoặc thậm chí là 100% vốn của ngân hàng trong nước để họ nắm quyền chi phối, kiểm soát.

Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất việc tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại, song đến nay vẫn chưa có nhà băng nội nào được bán 100% vốn cho cổ đông chiến lược nước ngoài.

Nguyên nhân nào khiến nhà đầu tư ngoại còn dè dặt đổ vốn vào ngân hàng?





Một trong những lý do khiến cho nhà đầu tư nước ngoài còn e ngại vào lĩnh vực ngân hàng Việt Nam hiện nay chính là “room” vẫn hạn chế. Nếu Chính phủ cho phép nới tỷ lệ tối đa 30% hiện nay sẽ tạo điều kiện tốt cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, khi tỷ lệ này vẫn dưới 50%, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn khó có tiếng nói quyết định cùng HĐQT của các nhà băng trong việc đưa ra chiến lược kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động của ngân hàng. Điều này đã được chứng minh qua thực tế ở một số ngân hàng Việt Nam có cổ đông chiến lược nước ngoài chiếm tỷ lệ 20%, song tiếng nói của họ chưa có tính quyết định thuê căn hộ gần sân bay .

Thực tế cho thấy, phần lớn các thương vụ mua - bán cổ phần ngân hàng, với tỷ lệ 20% trước đây đều khó thành công và không ít đối tác nước ngoài đã rút lui.

Vậy sắp tới, làn sóng mua bán - sáp nhập (M&A) ngân hàng có còn sôi động như thời gian qua?

Làn sóng M&A trong ngành ngân hàng trong thời gian tới chưa thể sôi động, do ít nhà đầu tư trong nước đủ tiền để mua một ngân hàng, còn đối với dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài hiện không dễ thu hút.



Đánh giá

Công ty VINa Sản xuất khăn ướt

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 13/11/2024 10:18 , Processed in 0.150115 second(s), 134 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên