Các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam có nhiều loại, nhiều cấp khác nhau (về qui mô dân số, điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội). Các đô thị và khu công nghiệp cũ, cải tạo và nâng cấp những công trình có sẵn, phát huy công tác duy tu, bảo dưỡng, hầu như sử dụng công nghệ đơn giản, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên để xử lý chất thải công nghiệp (Ví dụ khả năng pha loãng, tự làm sạch sinh học của nước ở các hồ ao, vùng đất ngập nước,…). Đối với khu dân cư đô thị : – Đã và đang dần xoá bỏ hình thức xí thùng, xí hai ngăn, phổ biến sử dụng bể tự hoại để xử lý cục bộ nước thải của từng gia đình. – Cải tạo các công trình xử lý nước thải đã có nhưng không hoạt động, chẳng hạn trạm xử lý nước thải công nghiệp thải Kim liên, bệnh viện Thanh nhàn, nhà máy cơ khí trung quy mô, nhà máy Da Thuỵ Khuê,…. – Đã, đang dần dần áp dụng bể tự hoại với ngăn lọc kiểu hiếu khí hoặc kỵ khí . Mô hình sinh thái Vườn – Ao – Chuồng (VAC). Nhờ sự phát triển tương hỗ khăng khít hữu cơ giữa vật nuôi, cây trồng, các sản phẩm được chế biến từ nông sản…, khí sinh học được tạo ra, đồng thời tạo ra một nguồn phân bón hữu cơ (hay còn gọi là phân vi sinh) có giá trị. – Khí sinh học, như trên đã mô tả, bao gồm 60 – 75 % là khí mêtan, còn lại chủ yếu là khí CO2, ngoại ra có một ít các loại khí khá như CO, NO, H2…, được dùng để đun, nấu và thắp sáng. Phân đã phân huỷ từ bể khí sinh học hay bể tự hoại sẽ được dùng để bón cho cây trồng ngoài vườn. ở quy mô gia đình, nếu xây dựng một bể khí sinh học dung tích 3-4 m3 thì sẽ tiết kiệm được đốt, lại không bị khói, ngoài ra, ở những nơi không có điện còn dùng khí sinh học để thắp sáng. Như ta đã biết 1 m3 khí sinh học tương đươcng 0,2 kg CCl4, chiếu sáng một ngọn đèn 60 W trong 6-7 giờ; hay 0,7-0,8 lít xăng. – Tới cuối thế kỷ 20, tất cả các đô thị đều chưa có trạm xử lý nước thải tập trung. Một số thành phố đang thực hiện các dự án thoát nước và vệ sinh môi trường, nhưng trước mắt mới chỉ giới hạn ở việc chống úng ngập và thoát nước mưa. Đó là các thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hạ Long, Đà Nẵng, Huế, Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Vũng Tầu. Một số trong các dự án này có hợp phần xử lý nước thải nhưng chủ yếu thuộc loại thử nghiệm (bảng 1). Chẳng hạn, thành phố Hà Nội đã có hai tram xử lý nước thải thử nghiệm khánh thành nhân dịp 2-9-2005 ở Kim Liên (3400m3/ngđ), Trúc Bạch (2300m3/ngđ); trạm xử lý nước thải khu đô thị Bắc Thăng Long (38 000- 42 000m3/ngđ) đã xây dựng xong vào cuối năm 2005, nhưng lại chưa có hệ thống cống thoát nước, nên chưa được sử dụng.
|