Thời gian đăng: 26/12/2017 08:22:53
Những bệnh lý về mắt thường gặp ở người cao tuổi hiện đang là nỗi lo của cộng đồng quốc tế trong đó có Việt Nam. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính hiện đang có khoảng 50 triệu người bị mù do nhiều căn bệnh khác nhau trên toàn cầu.
Đối với người cao tuổi, sự lão hóa xảy ra ở tất cả mọi bộ phận trong cơ thể, sự chuyển hóa năng lượng kém, hỗn loạn tuần hoàn, các tế bào trong mắt bị lão hóa, mất tính đàn hồi, không co kéo hoặc bị bít…Vì vậy, người cao tuổi thường dễ mắc cách bệnh về mắt như đục thủy tinh thể, cườm nước, thoái hóa hoàng điểm tuổi già… Ngoài ra, cácbệnh ở người cao tuổi thường gặp như cao huyết áp, tiểu đường cũng gây ảnh hưởng không tốt đến mắt.
Đục thủy tinh thể:
Tại Việt Nam, đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù chủ yếu, phần lớn tập trung ở người trên 70 tuổi. Đục thủy tinh thể dễ xảy ra từ tuổi 60 trở đi, gây ra cho bệnh nhân các tình trạng như mờ dần một thấu kính nằm bên trong mắt (thủy tinh thể), làm giảm khả năng nhìn xa. Tuy nhiên, đặc biệt là người mắc chứng này không hề bị đau nhức. Để biết thêm thông tin bạn có thể click vào đây suckhoenguoicaotuoi.edu.vn
Cườm nước:
là tình trạng tăng nhãn áp (áp lực nước bên trong mắt) và thiếu máu đầu dây thần kinh thị giác. Các nguyên nhân gây cườm nước có thể là người lớn tuổi, cận thị nặng, tiểu đưòng hoặc cao huyết áp. Trong trường hợp cấp tính người bệnh đau mắt dữ dội ngày càng nặng hơn kèm nhức nửa đầu cùng bên, mờ mắt hay có thể nôn ói, tăng nhãn áp đột ngột. Trong trường hợp mãn tính, triệu chứng bệnh rất âm thầm, đôi khi không có biểu hiện gì cho đến khi thị lực giảm. Chính vì vậy, nhiều người bệnh không sớm phát hiện ra bệnh, khi bệnh đã nặng mới đến khám thì quá muộn, khó chữa trị.
Thoái hóa hoàng điểm tuổi già:
Đây là rối loạn chính của hoàng điểm (nơi giúp nhìn rõ nét sự vật) gây mất thị lực trung tâm. Người bệnh có thể thấy hình ảnh mình đang nhìn chăm chú bị biến dạng hoặc rất mờ trong khi đó vùng chung quanh vẫn thấy. Bệnh tiến triển theo sự lão hóa của cơ thể. Các yếu tố khác như hút thuốc lá, ăn quá nhiều mỡ, béo phì, cao huyết áp… cũng có thể là những nguyên nhân gây bệnh hoặc khiến bệnh nặng thêm.
Đối với đục thủy tinh thể, khi đục thủy tinh thể đang tiến triển thị lực chưa giảm nhiều (cườm còn nhỏ) thì chỉ theo dõi định kỳ. Khi người bệnh cảm thấy thị giác đã kém hay mắt bị lóa nhiều vì cườm thì cần có sự can thiệp của phẫu thuật. Hiện phương pháp mổ Phaco là hiện đại nhất để mổ đục thủy tinh thể: đặt kính nội nhãn mềm với sự hỗ trợ của thiết bị phẩm thuật thế hệ mới nhất của Mỹ giúp đường rạch cực nhỏ - 3,2mm, mau lành và chỉ để lại một độ loạn thị thấp sau mổ.
Còn với bệnh cườm nước, khi đầu dây thần kinh mắt bị tổn thương thì không có cách nào giúp hồi phục được. Do vậy điều trị cườm nước chỉ là bảo tồn giữ lại phần dây thần kinh chưa bị hư, không để tổn thương tiến triển nhiều hơn. Việc điều trị có thể bằng thuốc nhỏ mắt, Laser hoặc phẫu thuật. Đây là bệnh nặng cần phải điều trị và theo dõi suốt đời.
Tóm lại, để nâng cao sức khỏe người cao tuổi nên có sự kiểm tra mắt định kỳ nhằm phát hiện sớm khi bệnh xảy ra để điều trị có hiệu quả, hạn chế các biến chứng, bảo vệ đôi mắt một cách tốt nhất.
|
|