Thời gian đăng: 3/1/2018 16:24:52
Các giảng viên Cao đẳng Y Hà Nội cho biết, Gout là một bệnh rối loạn chuyển hóa có biểu hiện ở các cơ quan khác nhau như: xương khớp, mô mềm, thận. Hầu hết các trường hợp người bệnh là ở thể gout nguyên phát, một số ít là do các bệnh khác gây ra hoặc do bất thường về enzym có liên quan đến yếu tố di truyền.
Vì thế phát hiện bệnh chủ yếu dựa vào các triệu chứng và các xét nghiệm trong đó có xét nghiệm acid uric rất quan trọng (Theo Thầy Dũng Trung cấp Y Dược Hà Nội) . Có những người phát hiện bệnh khi chưa hề có các biểu hiện triệu chứng như sưng đau các khớp. Khi đó xét nghiệm máu chính là nhân tố quyết định đến chẩn đoán và điều trị bệnh.
Bài viết tham khảo
Xét nghiệm acid uric (AU) máu
Xét nghiệm chỉ số acid uric máu để chẩn đoán và quyết định phương pháp điều trị thì Kỹ thuật xét nghiệm cũng cho biết người bị gout thường phải kiểm tra các xét nghiệm sau:
- Gọi là tăng AU khi: nam trên 7,0mg/l (420µmol/l), nữ trên 6,0mg/l (360 µmol/l).
- Chỉ số này rất quan trọng có ý nghĩa trong việc chẩn đoán, điều trị, và tiên lượng bênh.
- Khoảng 40% số bệnh nhân có AU máu bình thường trong cơn gout cấp, vì thế cần làm lại xét nghiệm trong nhiều ngày liên tiếp và không chỉ định ngay thuốc hạ AU.
- Có nhiều trường hợp chỉ số AU tăng cao nhưng chưa biểu hiện các triệu chứng được gọi là bệnh gout tiềm tàng, vì thế chưa cần sử dụng các thuốc hạ AU mà điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện trước.
Xét nghiệm AU niệu 24h
Mục đích là để theo dõi tình trạng bài tiết AU qua đường tiểu, có giá trị hướng dẫn điều trị.
Xét nghiệm dịch khớp
Đặc điểm: dịch khớp viêm, tế bào bạch cầu nhiều. Nếu phát hiện được tinh thể urat cho phép chẩn đoán xác định bệnh gout.
Xét nghiệm chức năng thận
Xét nghiệm chức năng thận rất quan trọng trong điều trị bệnh gút
Cần phải thăm dò tổn thương thận và chức năng thận một cách có hệ thống như xét nghiệm máu đánh giá chỉ số ure, creatinin, protein niệu, tế bào niệu, siêu âm thận, chụp UIV,… điều này rất quan trọng trong điều trị bệnh, liên quan đến việc đào thải acid uric ra ngoài qua đường tiểu tiện.
Xét nghiệm khác
- Cần thăm dò các bệnh lý rối loạn chuyển hóa có liên quan như: đái tháo đường, mỡ máu, đường niệu
- Tốc độ máu lắng thường tăng cao.
- Tố lượng bạch cầu tăng, đặc biệt trong đợt cấp.
- Xquang khớp: chụp hai bên để so sánh, có thể thấy tổn thương khớp thường gặp trong gout mạn tính.
>>> Xem thêm: http://tuyensinhyduocchinhquy.com/
|
|