Thời gian đăng: 5/1/2018 16:43:31
Khái niệm đô thị thông minh ngày càng phổ biến trên thế giới và sẽ trở nên quen thuộc tại Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt khi 30 tỉnh thành phố ở nước ta sẽ hội nhập xu hướng đô thị thông minh theo chủ trương chung của Chính phủ. Cùng chúng tôi tìm hiểu về đô thị thông minh và xu hướng phát triển tại Việt Nam.
Đô thị thông minh là gì ?
Khái niệm đô thị thông minh (smart city) còn khá mới và ít người biết đến ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thế giới, khái niệm này đã trở nên rất quen thuộc. Đô thị thông minh là nơi sử dụng hệ thống công nghệ thông tin và truyền thông, để kết nối các dịch vụ - tiện ích công cộng với tính tương tác cao, nhằm mang lại cuộc sống chất lượng hơn. Dự án đầu tiên trên địa bàn Hà Nội với định hướng đo thị thông minh Vinhomes Cao Xà Lá.
Mô hình đô thị thông minh
Một thành phố thông minh là nơi năng lượng được sử dụng hiệu quả, môi trường trong sạch, không có ô nhiễm, tắc nghẽn…Nhờ áp dụng khoa học công nghệ cao giúp tiết kiệm năng lượng, các chất thải được tái chế và xử lý an toàn…Theo Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) Việt Nam, hiện nhiều địa phương ở nước ta đã bắt đầu xây dựng mô hình này.
Theo công bố của tổ chức IESE Center for Globalization and Strategy, các thành phố thông minh nhất năm 2017 đến từ các quốc gia phát triển. Tổ chức này dựa trên 79 tiêu chí để đánh giá, bao gồm công nghệ, kinh tế, nguồn nhân lực, giao thông, quy hoạch đô thị, môi trường... Các thành phố được công nhận là New York, San Francisco, Boston, Washington D.C (Mỹ), Paris (Pháp), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc)… Có thể thấy, hiện nay sự phát triển đô thị thông minh vẫn đang là ưu thế riêng của các quốc gia lớn, có tiềm lực kinh tế và khoa học công nghệ cao.
Đô thị thông minh giúp phát triển nhiều mặt đời sống xã hội, từ kinh tế, văn hóa, môi trường cho đến phúc lợi sống. Từ đó sẽ tạo nên nhiều mô hình kinh doanh mới, là nền tảng vững chắc chắn thúc đẩy sự thăng tiến của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, đô thị thông minh còn đóng góp đáng kể cho sự phát triển bền vững nhờ việc áp dụng khoa học công nghệ vào sử dụng năng lượng hiệu quả, thực thi giao thông thông minh, kiến thiết hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa…
>>> Xem thêm : Quy trình 6 bước để thực hiện thành phố thông minh
Tương lai của đô thị thông minh tại Việt Nam
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang có chủ trương khuyến khích phát triển đô thị thông minh. Nghị quyết số 05/NQ-TW tại Hội nghị Trung ương khóa XII đã đề cập việc ưu tiên xây dựng và phát triển một số đô thị thông minh. Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước đặt mục tiêu phát triển ít nhất 3 đô thị thông minh ở Việt Nam.
Gần đây nhất, văn bản số 10384/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ nêu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về triển khai xây dựng đô thị thông minh cần thống nhất, phù hợp xu hướng chung và điều kiện tại Việt Nam. Thủ tướng cũng giao các Bộ ngành liên quan tiến hành xây dự̣ng, ban hành các tiêu chí về đô thị thông minh và hướng dẫn thực hiện, đầu tư sao cho hiệu quả.
Tính đến nay đã có gần 30 tỉnh thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thái Nguyên, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Bình Dương… ký bản ghi nhớ xây dựng các dự án đô thị thông minh. Việc triển khai này hứa hẹn mang tới chất lượng sống tốt, an toàn, tiện lợi và hiện đại hơn cho người dân.
Với những tín hiệu tích cực này, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự phát triển của đô thị thông minh ở Việt Nam. Không chỉ là 30 tỉnh thành cùng hội nhập xu hướng đô thị thông minh này, mà tương lai không xa còn có thể mở rộng thêm nữa, thâm chí là vươn ra cả nước.
Xem chi tiết tại : https://vinhomessmartcitynguyentrai.vn/viet-nam-30-tinh-thanh-cung-hoi-nhap-xu-huong-do-thi-thong-minh/
|
|