Thời gian đăng: 7/1/2018 10:51:24
Hành kinh tuổi dậy thì là hiện tượng chảy máu theo chu kỳ đều đặn diễn ra mỗi tháng một lần. Đối với người con gái thì kinh nguyệt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vì vậy mọi vấn đề trục trặc của kinh nguyệt như trễ kinh, rong kinh, kinh quá dài hoặc quá ngắn, thậm chí tắc kinh, vô kinh đều khiến chị em phải quan tâm và lo lắng. Vậy tắc kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Bước vào tuổi dậy thì, không phải bạn gái nào cũng may mắn có một chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, bình ổn. Rất nhiều chị em gặp phải những trục trặc về kinh nguyệt ở tuổi dậy thì, có thể kể đến như:
hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì
Muộn kinh ở tuổi dậy thì
Nhiều bạn gái trên 16 tuổi mới xuất hiện lần hành kinh đầu tiên, lượng máu kinh so với những người khác cũng có thể ít hơn. Nguyên nhân có thể do buồng trứng phát triển muộn hoặc kém phát triển, thiếu dinh dưỡng hoặc bé gái mắc phải bệnh lý nào đó.
Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho con trong độ tuổi từ 13 đến 15 để con phát triển toàn diện về thể chất. Đồng thời, cần đưa con đi khám tại các chuyên khoa sản phụ nếu trường hợp con 18 tuổi vẫn chưa có kinh để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.
Kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt tuổi dậy thì ở nữ giới vẫn chưa ổn định, nhiều trường hợp 18 tuổi chu kỳ vẫn chưa ổn định hay kinh nguyệt không đều ở tuổi 20. Có khi 1 tháng có kinh 2 lần, nhưng đôi lúc 2 – 3 tháng mới có kinh một lần cùng những bất thường về lượng máu kinh.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì có thể do sự bất ổn định của hoạt động buồng trứng khiến những vòng kinh có khi rụng trứng có khi lại không rụng trứng.
Kinh thưa
Đây là tình trạng vòng kinh kéo dài trên 35 ngày, nhiều trường hợp vài ba tháng mới thấy xuất hiện kinh nguyệt dù thời gian hành kinh cũng như lượng máu kinh vẫn bình thường.
Nguyên nhân có thể do tuyến dưới đồi, tuyến yên gặp phải bất thường nào đó, trực tiếp ảnh hưởng cũng như chi phối sự bài tiết của buồng trứng khiến không xuất hiện kinh nguyệt.
như thế nào là kinh nguyệt không đều
Kinh mau
Đây là tình trạng vòng kinh chỉ còn khoảng 22 ngày trở xuống. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do hoàng thể phát triển kém nên giai đoạn hoàng thể ngắn hoặc do không xảy ra hiện tượng phóng noãn.
Rong kinh
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của bạn gái thường khoảng dưới 7 ngày, lượng máu kinh dao động từ 40 – 60ml máu.
Nhưng với trường hợp rong kinh ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh mất đi có thể vượt quá 80ml máu. Rong kinh thường xảy ra ở những chu kỳ không có phóng noãn và không có hoàng thể.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do buồng trứng vẫn chưa hoạt động ổn định. Ngoài ra, sự rối loạn điều hòa hormone ở vùng dưới đồi – tuyến yên khi cơ thể đang trưởng thành cũng là một nguyên nhân gây bệnh do ảnh hưởng trực tiếp đến hormone của buồng trứng.
Vô kinh
Vô kinh ở tuổi dậy thì có thể chia ra làm 2 loại là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh nguyên phát là trường hợp chưa hành kinh lần nào dù đã quá 18 tuổi. Trong khi đó vô kinh thứ phát ở tuổi dậy thì là những trường hợp dù đã hành kinh nhưng lại mất kinh từ 3 – 6 tháng (phụ thuộc vào vòng kinh có đều hay không).
Nguyên nhân của tình trạng vô kinh tuổi dậy thì có thể kể đến như rối loạn nội tiết, cũng có thể là do rối loạn nhiễm sắc thể giới tính nên bế gái không hề có kinh.
Hoặc do sự phát triển bất thường của bộ phận sinh dục khiến cho kinh nguyệt bị ứ lại không thoát được ra ngoài (còn gọi là bế kinh).
dấu hiệu kinh nguyệt không đều
Tắc kinh
Đây là tình trạng kinh nguyệt ra quá ít, chỉ ra từng giọt, hoặc có kinh bình thường nhưng 2 – 3 tháng sau lại không thấy có kinh, có nhiều trường hợp trên 18 tuổi vẫn chưa thấy kinh nguyệt. Những trường hợp này khá giống với hiện tượng vô kinh.
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tắc kinh ở tuổi dậy thì, ví dụ như hội chứng Turner, do tuyến giáp hoạt động kém cũng như những bất thường ở tuyến giáp, do rối loạn nội tiết tố…
Bên cạnh đó, những bạn gái sức khỏe, thể chất yếu, hoặc phải làm việc quá sức, vận động mạnh, hay tâm lý thường căng thẳng, bất ổn định cũng dễ mắc phải chứng tắc kinh nguyệt.
Trường hợp con bạn bị tắc kinh thì bậc phụ huynh cần đưa con đi khám cũng như thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân cũng như có hướng xử lý, cách chữa tắc kinh hiệu quả.
|
|