Đau bụng buồn đi ngoài những không đi được là hiện tượng cho biết hệ bài tiết, đường ruột, hậu môn – trực tràng của cơ thể đang gặp vấn đề bất ổn. Đây có thể chỉ là do chế độ ăn uống không khoa học gây ra nhưng phần lớn đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Vậy, đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được là bị gì? Bài viết sau đây, các bác sĩ tại Phòng khám Đa Khoa Bà Triệu sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về vấn đề này. Đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được là bị gì? Như chúng ta đã biết, đi đại tiện là một hiện tượng sinh lý bình thường của con người nhằm loại bỏ độc tố và chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Nếu như sức khỏe ổn định, mỗi người thường đi ngoài một ngày một lần hoặc ít nhất là 2 ngày một lần. Hiện tượng người bệnh có triệu chứng đau bụng dưới buồn đi ngoài nhưng không đi được là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có nhưng bất thường, cụ thể là đang mắc những bệnh lý sau: - Bệnh táo bón: Táo bón khiến người bệnh đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, phân khô cứng, đóng thành cục, ngồi rất lâu trong nhà vệ sinh nhưng không thể đi được, rặn mạnh khi đi ngoài, đôi khi trong phân có lẫn máu và dịch nhầy... Táo bón là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng.
- Các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng: Trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn hay ung thư trực tràng đều có biểu hiện là chứng đại tiện khó. Người bệnh có biểu hiện là số lần đi đại tiện không giảm nhưng mỗi lần buồn đi ngoài lại không đi được, đại tiện ra máu, máu có thể chảy thành từng giọt...
- Tình trạng co thắt đại tràng: Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ thường xuyên có triệu chứng bị đau bụng đi ngoài nhưng không đi được, đi xong vẫn có cảm giác muốn đi tiếp, chướng bụng, đầy hơi, tính chất phân thay đổi có khi bị táo bón, có khi đi ngoài phân lỏng, tâm trạng lo lắng, căng thẳng...
>>xem thêm: Đau bụng buồn đi ngoài nhưng không đi được là bị gì?
|