Thời gian đăng: 12/3/2018 15:10:05
TÁC DỤNG CỦA SIÊU ÂM ĐẦU DÒ
[center][/center]
Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dòthường được chỉ định khi bác sĩ muốn kiểm tra những bất thường về tử cung, buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung, và đánh giá tình hình rụng trứng, sự phát triển của trứng, độ dày niêm mạc tử cung,… Với phụ nữ mang thai, siêu âm đầu dò được thực hiện khám trong giai đoạn mang thai sớm, khi đó phôi thai của con vẫn còn rất nhỏ nên không hiển thị hình ảnh nếu siêu âm thành bụng.
- Khi khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ thấy chính xác vị trí của thai nhi nhằm phát hiện trường hợp thai ngoài tử cung. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa những biến chứng nếu thai ngoài tử cung vỡ ra như nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng,..
- Bên cạnh đó, siêu âm đầu dò còn có tác dụng đánh giá tim thai ở thời điểm tuần thai thứ 6 – 8. Việc này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết được tình trạng của thai nhi cũng như phát hiện sớm những bất thường về tim thai.
- Thông thường siêu âm đầu dò được thực hiện với những phụ nữ mới mang thai. Nhưng, có nhiều trường hợp thai đã lớn, nhau thai bám sau, đầu thai quay xuống dưới che khuất nhiều sóng âm khiến bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để xem xét vị trí bánh nhau.
Bài liên quan: Phòng khám phụ khoa uy tín
SIÊU ÂM ĐẦU DÒ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAI NHI KHÔNG?
[center][/center]
- Siêu âm đầu dò thường được thực hiện bởi một bác sĩ lành nghề chuyên khoa sản. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ sẽ di chuyển thiết bị quanh “cô bé” của mẹ bầu sao cho không chạm vào cổ tử cung. Điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến bất kì tổn thương nào cho cổ tử cung và tử cung. Chính vì vậy mẹ bầu hoàn toàn yên tâm rằng siêu âm đầu dò không gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Có một vài lưu ý dành cho mẹ bầu khi siêu âm đầu dò là cần đi tiểu trước đó để bàng quang rỗng sao cho không cản trợ thiết bị siêu âm. Mẹ bầu cũng nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi hơn.
|
|