Thời gian đăng: 18/4/2018 15:52:07
Đi cầu hay còn gọi là đi đại tiện là một nhu cầu sinh lý khá bình thường của con người. Thông qua việc đi cầu cơ thể chúng ta sẽ bài tiết, đào thải các chất cặn bã ra ngoài dưới dạng phân. Tuy nhiên, có không ít trường hợp không thể đi cầu và không muốn đi cầu trong thời gian dài. Cũng chính điều này khiến chúng ta biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng không buồn đại tiện và nó có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc này.
Tại sao không có cảm giác đi cầu?
Với một người khỏe mạnh bình thường, tần suất đi đại tiện sẽ khoảng 1 lần/ngày hoặc lâu hơn là 2 ngày/lần. Với trẻ nhỏ số lần đi cầu trong ngày có thể sẽ nhiều hơn do đường ruột của bé chưa phát triển hoàn thiện nhưng với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên thì việc đi cầu cũng gần giống như người lớn bạn nhé.
Những bất thường khi bạn đi cầu luôn có khả năng phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Và những bất thường này phải kể đến gồm việc bạn đi phân lỏng, đi phân cứng và to, không thể đi cầu, không buồn đi cầu trong thời gian dài và không có cảm giác khi đi cầu. Trong đó, không có cảm giác khi đi cầu được đánh giá là nguy hiểm nhất bởi nó liên quan trực tiếp đến hậu môn trực tràng. Và câu hỏi được đặt ra là tại sao không có cảm giác đi cầu?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, không có cảm giác khi đi cầu biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm mà nếu không được phát hiện sớm có khả năng biến chứng gây tắc hậu môn và tăng nguy cơ ung thư cho người bệnh. Những bệnh này phải kể đến gồm:
- Nhu động ruột vận động kém: Đối với những người ít vận động, thường ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, chức năng co bóp của nhu động ruột giảm. Nhất là khi bạn có giờ giấc sinh hoạt không hợp lý và nhịn đại tiện lâu sẽ khiến cho cơ thể bị mẫn cảm với phân, nước bị hấp thụ ngược lại dẫn tới không có cảm giác đi cầu, đi đại tiện khó. Lâu này bạn sẽ không thể đi đại tiện bình thường mà phải nhờ đến các thiết bị hỗ trợ.
- Bệnh vùng hậu môn – trực tràng: Bệnh trĩ các loại, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn hoặc các bệnh lý đường ruột như dính ruột, các chứng viêm, u xơ đường ruột... đều gây ra chứng đại tiện khó, táo bón, ít có cảm giác buồn đi đại tiện hơn những người bình thường và gây khó khăn trong việc đi đại tiện. Bệnh làm tăng nguy cơ mất máu cấp tính dẫn đến suy giảm sức khỏe và khả năng lao động.
- Do tác dụng phụ của thuốc: Trong thành phần của thuốc có chứa nhiều nhôm và canxi, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc thần kinh hay một số loại thuốc kháng sinh đều có thể làm hệ tiêu hóa hoạt động kém, phân bị khô, cứng, khó tiêu và gây ra triệu chứng táo bón khó đi đại tiện và không có cảm giác buồn đại tiện kéo dài...
|
|