Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

TỪ ĐIỂN KIẾN THỨC ĐỒNG HỒ, TRA CỨU Ý NGHĨA, GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ANH-VIỆT [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 5/10/2018 18:44:34


Bạn muốn trang bị kiến thức đồng hồ để sử dụng đúng hoặc hiểu biết thêm về thế giới máy đo thời gian? Bạn muốn đọc những bài viết về đồng hồ tiếng Anh nhưng không rành về thuật ngữ? Đây chính là bộ từ điển đồng hồ bao hàm các kiến thức và thuật ngữ đồng hồ có thể giúp bạn làm được điều đó!

TỪ ĐIỂN KIẾN THỨC ĐỒNG HỒ, TRA CỨU Ý NGHĨA, GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ ANH-VIỆTThế giới đồng hồ có vô vàn kiến thức để khám phá nhưng nếu không hệ thống thì hẳn rất khó để tìm hiểu về đồng hồ, đó là lý do mà bạn cần đến bộ từ điển đồng hồ đeo tay mà Hải Triều đã tổng hợp bên dưới được phân chia thành các phần: bộ máy đồng hồ, vật liệu đồng hồ, chức năng đồng hồ, thuật ngữ đồng hồ, trang trí hoàn thiện đồng hồ, linh kiện phụ tùng đồng hồ.


Bộ máy cơ lên dây thủ công đang hoạt động


PHẦN I. BỘ MÁY – MOVEMENT – CALIBER – CALIBRE

Bộ Máy Đồng Hồ tiếng Anh gọi là Movement/Watch Movement, viết tắt là Movt/Mov’t, hoặc Caliber và Calibre trong tiếng Pháp, viết tắt là Cal. Bộ máy là linh hồn của đồng hồ, vận hành các chức năng và được bảo vệ trong bộ vỏ bên ngoài.


Cơ – Cơ Khí – Mechanical: là cách gọi chung tất cả bộ máy (tự động, lên dây thủ công) được tạo ra từ các bộ phận cơ khí, không có mạch điện, hoạt động bằng nguồn năng lượng sinh ra từ dây cót. Thường dùng để chỉ máy lên dây thủ công.


Tự Động – Tự Động Lên Dây – Automatic – Self Winding – Auto Winding: máy đồng hồ cơ có khả năng tự lên dây cót khi đeo trên tay. Khi đeo đồng hồ và cử động tay tự nhiên, Bánh Đà– oscillating weight/rotor sẽ quay và từ đó vặn dây cót. Tiền thân của máy tự động là máy lên dây thủ công nên nó cũng hoạt động bằng nguồn năng lượng cơ do dây cót sinh ra, phần lớn máy tự động có thể lên dây thủ công.


Lên Dây Thủ Công – Hand Wound – Hand Winding – Manual Winding – Manually Wound: máy đồng hồ cơ lên dây cót thủ công. Khi lên dây, dây cót được quấn chặt sẽ sinh ra năng lượng cơ học, năng lượng này sẽ làm đồng hồ chuyển động.


Thạch Anh – Pin – Quartz: máy đồng hồ là tổ hợp các mạch điện và động cơ, sử dụng một tinh thể thạch anh (tự nhiên hoặc tổng hợp) để tạo ra độ chính xác và hoạt động bằng năng lượng điện do pin cung cấp. Máy quartz có độ chính xác cao hơn máy cơ rất nhiều. Các loại máy đồng hồ sử dụng pin sạc như Eco-Drive, Solar, Kinetic, Autoquartz đều thuộc loại máy thạch anh.


Eco-Drive – Solar – Năng Lượng Ánh Sáng: loại máy thạch anh dùng pin sạc trang bị thêm tấm quang điện cho bộ máy để chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện và tích trữ trong pin sạc, pin sạc sẽ cung cấp năng lượng cho các hoạt động của máy.

Kinetic – Autoquartz – Cơ Lai Pin: loại máy thạch anh dùng pin sạc trang bị thêm Bánh Đà cho bộ máy để chuyển đổi năng lượng cơ thành năng lượng điện và tích trữ trong pin sạc, pin sạc sẽ cung cấp năng lượng cho các hoạt động của máy.


Ban có muốn biết http://beptudoi.com/2018/09/24/dong-ho-ga-100cm-4adr-su-dot-pha-trong-thiet-ke/


PHẦN II. VẬT LIỆU – MATERIAL

Vật Liệu Đồng Hồ tiếng Anh là Material, là vật liệu được dùng để làm ra tất cả các bộ phận của đồng hồ, bao gồm bộ máy. Tuy nhiên khi nói đến vật liệu, người ta thường chỉ đề cập đến vật liệu làm vỏ, làn viền (bezel), làm dây, làm kính.


Gốm – Gốm Kỹ Thuật – Ceramic: vật liệu làm lá chắn cho tàu vũ trụ khi trở vào khí quyển của trái đất, có nhiều loại gốm nhưng được sử dụng nhiều nhất là loại có nguyên liệu nền tảng là Zirconium dioxide. Gốm có độ cứng rất cao nên thường được sử dụng như vật liệu chống trầy cho đồng hồ, đa số dùng để làm Bezel, số khác dùng làm vỏ, dây đeo. Sản xuất gốm chất lượng cho đồng hồ rất khó khăn, việc đánh bóng gốm phải dùng đến bụi kim cương nên đồng hồ gốm thường rất đắt tiền.


Vàng – Gold: vàng dùng trên đồng hồ đều là hợp kim (riêng Thụy Sĩ thường phải là vàng 18K trở lên), hợp kim vàng phổ biến là Yellow Gold – vàng, Pink Gold – vàng hồng, Rose Gold – vàng hồng (màu đỏ nhiều hơn Pink Gold), Red Gold – vàng đỏ (gần với màu đồng), White Gold – vàng trắng.

Vàng được dùng cho PVD, mạ dày, bọc, hoặc chế tác nguyên khối. Vàng nguyên chất 24K quá mềm nên không dùng làm các bộ phận bằng vàng khối thuộc về bên ngoài như vỏ, dây, viền, khóa mà chỉ dùng để trang trí mặt số, bộ máy.


Bạch Kim – Platinum: một trong những kim loại quý quý hiếm nhất cũng như chống ăn mòn tốt nhất và nặng nhất. Bạch kim dùng cho đồng hồ thường là loại 950 phần 1000, chế tác nguyên khối, chủ yếu làm bộ phận bên ngoài như dây, vỏ, …


Paladi – Palladium: một loại kim loại quý hiếm màu trắng hơn, cứng hơn bạch kim và sáng lấp lánh. Paladi cũng thuộc nhóm kim loại platin với các đặc tính gần tương đương nên thường được chế tạo thành vỏ, dây. Paladi chống ăn mòn gần như tuyệt đối khi chịu được hầu hết chất ăn mòn hóa học cũng như nhiệt độ cao.


Titan – Titanium: kim loại màu xám, được dùng để chế tạo trường hợp đồng hồ và dây đeo. So với thép không gỉ, kim loại này bền hơn 30% và nhẹ hơn 50%, nó còn có khả năng giúp người đeo không bị dị ứng với các kim loại khác. Titan có khả năng chống ăn mòn nước mặn tuyệt vời nên rất hợp với đồng hồ thể thao, đồng hồ lặn. Nhược điểm là dễ trầy xước nên nhiều nhà sản xuất thường phải xử lý làm cứng bề mặt Titanium.


Bạc Đức – Bạc Niken – Nickel Silver – German Silver: hợp kim giả Bạc (không hề chứa kim loại bạc) do người Đức phát minh. Bạc Đức được làm từ nickel (12 – 25%), đồng (47 – 65%) và kẽm (10 – 40%), thường là 60% đồng, 20% niken và 20% kẽm và có vẻ ngoài trông cực kỳ giống bạc.

Hợp kim này được sử dụng nhiều trên đồng hồ sang trọng của Đức, dùng để chế tạo bộ máy, mặt số do chúng có màu sáng và sang trọng hơn đồng thau (kim loại thường được dùng làm các bộ phận máy cơ).


Đồng Thau – Brass: hợp kim đồng và kẽm có màu vàng, vật liệu phổ biến nhất được sử dụng để cầu máy cơ và khung nền máy cơ. Để các linh kiện máy bằng đồng thau chống ăn mòn tốt hơn, các nhà sản xuất đồng hồ thường mạ nickel, rhodium thậm chí là mạ vàng. Khá nhiều nhà sản xuất đồng hồ đã sử dụng đồng thau mạ crôm để làm vỏ và dây đồng hồ cho đến hiện tại.


◄ Khung nền bộ máy bằng đồng thau đang gia công


Đồng – Đồng Thiếc – Đồng Đỏ – Đồng Điếu – Bronze: là hợp kim của đồng với thiếc (hoặc có thể thay thiếc thành nhôm, mangan, sắt, chì, niken, berili, silic…). Loại hợp kim đồng này thường được dùng làm vỏ đồng hồ

Đồng Thiếc là một hợp kim rất đa diện, màu sắc của chúng tùy theo quá trình sử dụng của người dùng hoặc công thức hợp kim nên không mẫu nào giống mẫu nào. Nhìn chung, khi dùng một thời gian vỏ đồng thiếc sẽ cho ra màu đồng rất cổ điển, đặc trưng nhất là lớp gỉ xanh tạo cảm giác xưa cũ.


Alloy – Hợp Kim: hầu như mọi vật liệu làm đồng hồ đều là alloy kim loại (hợp kim), tuy nhiên, từ alloy ngày nay chủ yếu đề cập đến vỏ đồng hồ hoặc linh kiện chính như dây không được làm bằng thép không gỉ (alloy case, alloy bracalet…). Hầu như tất cả đồng hồ được làm từ alloy đều là hàng giá rẻ. Trước đây, alloy thường là hợp kim đồng thau nhưng hiện tại, alloy trên đồng hồ (Trung Quốc) phần lớn là các hợp kim kẽm do kẽm có giá rất rẻ.


Thép không gỉ – INOX – Stainless Steel: hợp kim vô cùng bền bao gồm 3 nguyên liệu chủ yếu là thép, niken và crôm. Hầu hết thép không gỉ dùng trên đồng hồ đều là loại 316L chống ăn mòn rất tốt với độ bền cao, khối lượng không quá nặng, gần như không bị gỉ. Tuy nhiên hãng Rolex lại sử dụng một loại thép không gỉ chống ăn mòn tốt hơn, bền hơn, cứng hơn và đắt tiền là 904L.


Tantali – Tantalum: một loại kim loại màu xám, nặng và rất cứng. Được sử dụng để tạo ra nhiều loại hợp kim ở điểm nóng chảy cao và mạnh mẽ. Tantali không bị ăn mòn bởi các chất sinh ra từ cơ thể người và là một vật liệu không gây dị ứng, chúng được dùng để chế tạo các bộ phận đồng hồ yêu cầu khả năng chống trầy cao.


Glucydur: hợp kim của đồng và glucinum (Beryllium). Glucydur không gỉ và chống từ, có màu vàng, rất ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ nên được dùng để làm Bánh Lắc trong máy đồng hồ cơ.


Bánh Lắc bằng Glucydur và dây tóc bằng Nivarox

Nivarox: là hợp kim của sắt, niken, crôm, titan và berili có độ bền đàn hồi cao, chống từ trường và nhiệt độ tốt, được sử dụng để dây tóc trong máy cơ. Dây tóc bằng Nivarox hiện diện trong hầu hết đồng hồ Thụy Sĩ và đồng hồ châu Âu máy cơ.


SPRON: hợp kim của Cobalt và Nickel được phát minh bởi Seiko và Viện Nghiên cứu Vật liệu, Đại học Tohoku. SPRON có nhiều loại và được dùng để chế tạo các bộ phận máy cơ cần độ bền, chống từ, chịu nhiệt như dây tóc, dây cót.


Silicon – Silic: chất liệu hiện đại kỹ thuật cao có độ bền vượt trội và không cần bôi trơn so với các hợp kim phổ biến được dùng để chế tạo dây tóc hoặc các bộ phận hay tạo ra nhiều ma sát của bộ máy cơ. Máy đồng hồ có chứa các các bộ phận Silicon đi tiên phong bởi các hiệu lãnh tụ như Ulysse Nardin, Breguet, Patek Philippe, Rolex và bắt đầu trở thành xu hướng hiện đại hóa máy cơ tất yếu cạnh tranh giữa những tên tuổi lớn.


Sapphire – Tinh Thể Sapphire – Sapphire Crystal: tinh thể Sapphire nhân tạo được chế tạo bằng cách nung nóng chảy bột Al2O3. Do có độ cứng rất cao (9 điểm trên thang độ cứng Mohs) tinh thể Sapphire dùng để làm mặt kính hoặc chân kính, đá quý trên đồng hồ, hiện nay cũng đã ghi nhận nhiều đồng hồ có vỏ được chế tạo từ nguyên khối Sapphire.


Tinh Thể Khoáng – Mineral Crystal: loại thủy tinh công nghiệp khá bền chắc và cứng cáp dùng để chế tạo mặt kính. Giá Tinh Thể Khoáng rẻ hơn nhiều và có ưu điểm chịu lực so với Tinh Thể Sapphire nên nó rất được trọng dụng trong phân khúc đồng hồ tầm trung giá rẻ dù chống trầy kém hơn. Loại kính làm từ tinh thể khoáng được gọi là kính khoáng hoặc kính cứng.


Sợi Carbon – Carbon Fiber: một vật liệu công nghệ cao hay dùng làm vỏ hoặc mặt số của các mẫu đồng hồ cao cấp được chế tạo bằng cách nén các lớp sợi Carbon ở nhiệt độ và áp suất cao. Sợi Carbon rất nhẹ, siêu bền, không bị ăn mòn, siêu cứng, ngoài đồng hồ, chúng thường dùng trong hàng không vũ trụ hoặc chế tạo xe ô tô.


Vỏ đồng hồ được làm bằng sợi Carbon có bề mặt như ô ca rô

Cao Su – Rubber – Caoutchouc: Cao Su được phiên âm từ caoutchouc ( cao = cây và ochu = nước mắt, có nghĩa là “nước mắt của cây”) có nguồn gốc từ thổ dân da đỏ ở châu Mỹ. Đây là vật liệu dẻo dai, đàn hồi, chịu nước và không bị ăn mòn. Vật liệu này được sản xuất từ mủ cây cao su thiên nhiên hoặc tổng hợp.


Nhựa – Nhựa Resin – Resin: cách gọi chung cho nhiều loại nhựa được sử dụng trong đồng hồ, đặc biệt là các mẫu đồng hồ Casio điện tử, G-Shock và thường bị nhầm lẫn là cao su. Loại Resin được dùng nhiều nhất là PU tức Poly Urethane, được dùng làm dây, vỏ, Poly Urethane là một vật liệu nhẹ, chống sốc, dai nhưng cứng và bền hơn cao su thiên nhiên, lâu lão hóa. Tiếp đến là Acrylic resin có độ trong cao dùng để làm kính.


Silicone – Cao su Silicone – Silicone Rubber: Cao su Silicone là một loại vật liệu nhân tạo có tính dẻo và đàn hồi tương tự cao su thiên nhiên. Chúng rất dẻo, dễ tạo hình, tạo màu và đúc khuôn nên thường được sử dụng làm dây, vỏ, thường thấy trên đồng hồ trẻ em, đồng hồ thời trang. Silicone cũng hay bị nhầm với cao su.


Khám Phá http://beptumunchen.com/2018/09/24/ly-nen-mua-dong-ho-citizen-eco-drive-quartz-chinh-hang-tu-nhat-ban/


PHẦN III. CHỨC NĂNG – COMPLICATION

Chức Năng hay còn gọi là Function. Ngoài ra, trừ giờ-phút-giây thì tất cả những chức năng hay cơ chế hoạt động còn lại cũng được gọi là Complication, nếu được cấu tạo phức tạp chúng còn gọi là Grand Complication.


Lịch Ngày – Date – Simple Calendar: lịch đơn giản chỉ cho biết ngày trong tháng. Phải thiết đặt thủ công đúng ngày mỗi tháng.


Lịch Ngày Thứ – Day Date: chức năng lịch đôi, cho biết ngày, thứ. Phải thiết đặt thủ công đúng ngày mỗi tháng.


Lịch Thường Niên – Annual Calendar: chức năng ba lịch thứ-ngày-tháng. Chỉ thiết đặt đúng ngày vào tháng 2 mỗi năm.


Lịch Vạn Niên – Full Auto Calendar – Perpetual Calendar:thuộc loại chức năng phức tạp (Grand Complication) với bộ nhớ cơ khí cho biết đúng ngày mỗi tháng kể cả năm nhuận. Lịch Vạn Niên có thể chỉ cho biết Lịch Ngày hoặc cả ba Lịch Thứ-Ngày-Tháng thậm chí là Lịch Trăng, Lịch Hoàng Đạo, hầu như các Lịch Vạn Niên hiện tại đều có thể thiết đặt bộ nhớ chính xác cho đến năm 2100.


Lịch Trăng – Lịch Tuần Trăng – Moonphase: hiển thị hình ảnh mặt trăng mô phỏng theo hình ảnh các giai đoạn của nó được nhìn thấy trên bầu trời mỗi ngày. Lịch Trăng có thể xem như Âm Lịch và khá hữu ích với người hay ăn chay.


Kim Giây Giật – Deadbeat Second – Dead Second: là chức năng khiến kim giây nhích chậm (kim giây giật chứ không trôi) và chỉ gọi là chức năng nếu có trên đồng hồ cơ vì đây là điều bình thường đối với đồng hồ quartz.

Thời Gian Kép – GMT – Múi Giờ GMT – Dual-Time: là chức năng cung cấp múi giờ thứ hai (có thể có cả phút) ngoài thời gian chính. Đồng hồ có chức năng Thời Gian Kép có thể cho biết thời gian ở 2 nơi cùng một lúc, ví dụ thời gian chính thiết đặt là Việt Nam, thời gian thứ hai thiết đặt là Mỹ.


Giờ Thế Giới – Worldtimer – World Time: chức năng cho biết thời gian nhiều thành phố phân bố từ 24-37 múi giờ cùng một lúc căn cứ theo múi giờ GMT trên thế giới qua các thao tác xoay viền (bezel) hoặc các vòng xoay đặt trên mặt số.


Thước Lô Ga – Thước Loga – Slide Rule: chức năng máy tính cơ, hỗ trợ tính toán thủ công dựa trên các thao tác xoay viền xoay (bezel), vòng xoay (inner bezel). Trên viền xoay được sẽ có các thước đo vận dụng những quy tắc cố định của toán học để làm phép toán nhân chia, căn bậc, logarit, lượng giác,… (ít được dùng để tính cộng, trừ). Chức năng này rất hữu ích cho tính năng suất công việc hoặc phi công tính toán nhiên liệu, quãng đường, vận tốc…


Viền Lặn – Viền Xoay Đếm Thời Gian – Dive Bezel: chức năng đếm thời gian thủ công dựa trên các thao tác xoay viền xoay hỗ trợ cho thợ lặn tính thời gian giảm áp hoặc người có nhu cầu “bấm giờ” dưới nước.

Loại viền lặn chỉ có thể xoay theo một chiều ngược kim đồng hồ để đảm bảo an toàn cho thợ lặn và trang bị thước đo 60 phút. Cách dùng cơ bản rất đơn giản, xoay điểm đánh dấu đến vị trí kim phút để bắt đầu đếm giờ, khi kết thúc thì xem kim phút chỉ đến số nào trên bezel đó chính là số phút đã trôi qua.


La Bàn – Viền La Bàn – La Bàn Mặt Trời – Compass Bezel: chức năng La Bàn dựa vào mặt trời do viền xoay cung cấp. Trong đó, trên viền xoay sẽ mô phỏng mặt La Bàn, thao tác xoay viền kết hợp với kim giờ và hướng hiện tại của mặt trời sẽ biết được đại khái phương hướng. Cách dùng tùy thuộc vào bán cầu (bán cầu Bắc tức nửa trên hay bán cầu Nam tức nửa dưới trái đất) của người dùng.




Bấm Giờ – Chronograph – Chronograf – Stop Watch: chức năng đồng hồ bấm giờ để theo dõi thời gian trôi qua, tối thiểu phải có theo dõi giây và phút. Điều khiển bằng 2 nút bấm ở vị trí 2 giờ (Bắt Đầu/Dừng Lại) và 4 giờ (Reset về 0).


Một chiếc đồng hồ Chronograph của hãng Longines ►


Bấm Giờ Vận Hành Nhanh – Flyback Chronograph: chức năng cho phép thực hiện Bấm Giờ mà không cần phải thực hiện thao tác dừng lại và reset Bấm Giờ đang chạy. Là một chức năng thường chỉ có trên đồng hồ cơ.


Bấm Giờ Kép – Bấm Giờ Chia Giây – Rattrapante Chronograph – Split-Seconds Chronograph – Double Chronograph: một chức năng Bấm Giờ phức tạp của đồng hồ cơ, trong đó có hai bộ Bấm Giờ độc lập với hai kim giây khác nhau cho phép đo hai đối tượng cùng một lúc hoặc đối tượng này bắt đầu mà đối tượng kia chưa kết thúc.


Bấm Giờ Một Nút Bấm – Mono-Pusher Chronograph: chức năng Bấm Giờ điều khiển chỉ bằng 1 nút duy nhất, nút này thường đặt ở trên núm chỉnh nhằm tối giản thao tác.


Đo Tốc Độ – Tachymeter: chức năng dùng để đo tốc độ thường đi kèm Chronograph, cho biết tốc độ của một đối tượng qua kim giây và thước đo tốc độ trên bezel. Cách sử dụng Tachymeter cơ bản chỉ áp dụng cho tốc độ thấp nhấy là 60 km/h và tốc độ cao nhất thường là 400 km/h. Cách dùng Tachymeter như sử dụng Chronograph.


Đo Khoảng Cách – Telemeter: chức năng đo khoảng cách từ vị trí của người dùng cho đến một đối tượng bất kỳ có thể nhìn thấy và phát ra âm thanh nghe được từ vị trí của người dùng, ví dụ như sấm sét. Telemeter đi kèm với Chronograph, khoảng cách đo được hiển thị qua qua kim giây và thước đo khoảng cách trên bezel. Cách dùng Telemeter như sử dụng Chronograph.


Đếm Ngược – Countdown Timer: chức năng đếm ngược thời gian về 0, gần như luôn có trên đồng hồ số.


Giờ Số – Giờ Nhảy – Jumping Hour: chức năng giờ được hiển thị bằng những con số (in trên đĩa xoay) thông qua một cửa sổ chứ không phải kim, mỗi 60 phút sẽ đổi một số.


Một chiếc đồng hồ cơ hiển thị thời gian bằng những con số của hãng A. Lange & Söhne, Đức

Điểm Chuông Phút – Minute Repeater – Điểm Chuông – Repetition – Chime:một chức năng rất phức tạp và đắt đỏ giúp đồng hồ phát ra tiếng chuông mỗi giờ hoặc 15 phút, 1 phút … để thông báo thời gian.


Báo Thức – Chuông Báo – Alarm: chức năng thông báo bằng âm thanh khi đến thời gian trôi qua đến đúng thời điểm được thiết đặt từ trước. Hiện nay hiếm gặp trên đồng hồ cơ và gần như luôn có trên đồng hồ điện tử (đồng hồ số).


Bảng Đo Năng Lượng – Chỉ Báo Năng Lượng – Chỉ Báo Điện Dự Trữ – Power Reserve Indicator: chức năng cho biết mức năng lượng còn lại để đồng hồ hoạt động. Năng lượng được đo bằng giờ. Bảng Đo Năng Lượng thường được đặt ở mặt trước nhưng cũng có một số thương hiệu đưa nó ra mặt sau.


Tourbillon: một cơ chế hoạt động có khả năng loại bỏ sai số do trọng lực trái đất gây ra cho bộ phận Bánh Lắc trong bộ máy và được xem là chức năng trình diễn nhờ những chuyển động ấn tượng từ cấu tạo vô cùng tinh vi và phức tạp khó chế tác của nó.


Cơ chế Tourbillon sẽ giải thoát Bánh Lắc bị mắc kẹt bởi Trọng Lực trái đất

Ngược Dòng – Retrograde: cơ chế hoạt động chạy ngược về điểm “xuất phát” mỗi khi đến “đích” và được xem là chức năng trình diễn. Ví dụ như Lịch Ngày khi kim chỉ đến Chủ Nhật thì khi sang ngày sẽ chạy ngược với tốc độ nhanh về vị trí Thứ Hai để bắt đầu lại lần nữa.


Phương Trình Thời Gian – Đồng Hồ Mặt Trời – Equation Of Time: chức năng cực kỳ phức tạp cho biết sự khác biệt giữa thời gian dựa trên mặt trời thực tế so với thời gian trung bình (thời gian chúng ta vẫn sử dụng). Thời gian mặt trời đúng được xác định bằng các thời điểm của thay đổi theo từng ngày do quỹ đạo hình elip của trái đất và theo kinh độ của quan sát nghĩa là mỗi ngày dài ngắn khác nhau.

Trong khi đó thời gian trung bình được đưa ra bởi đồng hồ bỏ qua các điểm này và cho mỗi ngày trong năm đều có thời gian bằng nhau. Trong một năm, giờ xác định theo vị trí Mặt trời có thể nhanh hơn giờ đồng hồ tới 16 phút 33 giây (vào khoảng 31 tháng 10 hoặc 1 tháng 11 dương lịch) hoặc chậm hơn đến 14 phút 6 giây (vào ngày 11 hoặc 12 tháng 2).


Thời Gian Mặt Trời – Solar Time: thời gian được đưa ra bởi thời điểm mặt trời thay đổi theo từng ngày do quỹ đạo hình elip của trái đất, và theo kinh độ của quan sát. Thời Gian Mặt Trời được hiển thị ở một mặt phụ, cần phân biệt với Phương Trình Thời Gian được dùng để nhận biết sự khác biệt giữa thời gian mặt trời và thời gian trung bình.


Thủy Triều – Tidegraph: là chức năng cho biết mực nước dâng lên hay rút xuống đại dương, biển, vịnh, các vùng nước do các tương tác hấp dẫn giữa Trái đất, mặt trăng và mặt trời gây ra. Thủy triều dâng lên và rút xuống khoảng sáu giờ một lần. Biểu đồ thủy triều cho thấy vận động thủy triều dựa trên sự thay đổi của Mặt trăng.


La Bàn Số – Digital Compass: là chức năng la bàn kỹ thuật số, hiển thị bằng màn hình kỹ thuật số, sử dụng cảm biến xác định phương hướng dựa trên từ trường của trái đất, không cần đến mặt trời hay phải biết bán cầu Nam/Bắc, chủ yếu có trên mẫu đồng hồ số cao cấp có hỗ trợ các hoạt động ngoài trời Casio, G-Shock.


Một chiếc đồng hồ được trang bị cảm biến đo nhiệt độ, áp suất không khí, …hiện đại

Đo Áp Suất – Phong Vũ Biểu – Barometer: chức năng đo áp suất không khí hỗ trợ cho việc dự đoán thời tiết trong thời gian ngắn, đo độ cao, chủ yếu có trên đồng hồ số trang bị cảm biến áp suất hỗ trợ các hoạt động ngoài trời, leo núi Casio, G-Shock.


Đo Độ Cao – Cao Độ Kế – Altimeter: chức năng đo độ cao nhờ vào cảm biến áp suất không khí, chủ yếu có trên đồng hồ số trang bị cảm biến áp suất hỗ trợ các hoạt động ngoài trời, leo núi Casio, G-Shock. Chức năng này cũng có loại cơ khí dành cho phi công nhưng không phổ biến.


http://beptunapoli.com/2018/09/24/dong-ho-ga-110dc-2adr-mau-dong-ho-cua-su-moi/


Đo Nhiệt Độ – Nhiệt Kế – Thermometer: là chức năng dùng để đo nhiệt độ môi trường, phạm vi đo thường nằm trong khoảng -10 đến 60 °C (14 đến 140 °F). Chủ yếu có trên đồng hồ số trang bị cảm biến nhiệt độ Casio, G-Shock.


PHẦN IV. THUẬT NGỮ – TERMINOLOGY

Nơi Lắp Ráp Đồng Hồ – Atelier: đây là nơi lắp ráp hoàn chỉnh chiếc đồng hồ trước khi đưa ra thị trường, có thể là nơi lắp ráp hoàn toàn một chiếc đồng hồ hoặc chỉ là nơi ráp máy (đã được ráp hoàn chỉnh từ trước) vào đồng hồ, ráp dây, lắp kim, lắp kính…


Sản Xuất – Manufacture: thuật ngữ chỉ hãng đồng hồ có khả năng sản xuất từ vỏ đồng hồ cho đến bộ máy. Trong đó, hãng phải có ít nhất một bộ máy do chính họ thiết kế, phát triển, sản xuất phần lớn linh kiện và trang trí lắp ráp hoàn chỉnh.


In-House: thuật ngữ In-House có nghĩa là “trong nhà” (nội bộ), đồng hồ In-House là cách gọi chung đồng hồ được vận hành bằng bộ máy được thiết kế, phát triển, hoặc sản xuất (sản xuất linh kiện + lắp ráp) bởi chính hãng đồng hồ đó.

Để được gọi là máy In-House, hãng đồng hồ có thể chỉ tham gia một quá trình là được, không bắt buộc phải có tất cả các quá trình này vì thế thuật ngữ In-House có thể được xem là bao hàm (cấp độ thấp hơn) của Manufacture.


Khoa Học Thời Gian – Horology: khoa học về phép đo thời gian, bao gồm nghệ thuật thiết kế và chế tạo đồng hồ.


Đồng Hồ Nghệ Thuật – Horological Watch: chỉ những chiếc đồng hồ nghệ thuật cao được chế tác tinh xảo quý giá hoặc rất khó để chế tạo, có chức năng phức tạp.


Bậc Thầy Đồng Hồ – Horologist: người nghiên cứu về thuật làm đồng hồ hay những thứ có liên quan đến đồng hồ, không nhất thiết phải là thợ đồng hồ.


Nghệ Thuật Chế Tác Đồng Hồ – Haute Horlogerie: thuật ngữ đồng hồ dịch theo nghĩa đen có nghĩa là nghệ thuật chế tác đồng hồ cao, ra đời kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng “quartz – thạch anh” vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980 vì sự đổi mới của đồng hồ cơ khí cao cấp, thuật ngữ này được dùng cho các nhà sản xuất, thợ đồng hồ.

Cụ thể, để được xem là một Haute Horlogerie – nhà chế tác đồng hồ nghệ thuật cao thì nhà sản xuất phải có khả năng tạo ra (thiết kế, phát triển, sản xuất) các chức năng đầy thách thức (Grand Complication), ví dụ như Bấm Giờ Kép – Rattrapante Chronograph, Bấm Giờ Vận Hành Nhanh – Flyback Chronograph, Lịch Trăng – Moonphase, Tourbillon, Lịch Vạn Niên, Điểm Chuông Phút , Báo Thức, Phương Trình Thời Gian – Equation Of Time…


Con Dấu Geneva – Geneva Seal – Geneva Hallmark – Hallmark of Geneva – Poinçon de Genève: con dấu chất lượng dành cho những mẫu đồng hồ được lắp ráp và tinh chỉnh tại Geneva đến từ các nhà sản xuất có trụ sở ở thành phố Geneva Thụy Sĩ. Rất ít nhà sản xuất được phép đóng con dấu Con Dấu Geneva lên đồng hồ của mình, hầu như họ đều là một Haute Horlogerie.

Có 12 tiêu chuẩn đồng hồ cần phải đáp ứng nếu muốn có Con Dấu Geneva, chủ yếu tập trung vào chất lượng và thiết kế bên ngoài. Kiểm tra độ chính xác thường không cần đối với đồng hồ có Con Dấu Geneva vì tất cả chúng đều là tác phẩm xuất sắc từ những thương hiệu có địa vị hàng đầu Thụy Sĩ.


Đóng Dấu – Hallmark: dấu hiệu đóng dấu vào vỏ đồng hồ để cung cấp thông tin về mức độ tinh khiết của kim loại được sử dụng, nước xuất xứ, nhà sản xuất của trường hợp, logo, chứng nhận, … hoặc chỉ đơn giản là trang trí…


Máy Đo Thời Gian Chính Xác – Observatory Chronometer: thuật ngữ chỉ những cỗ máy đo thời gian cực kỳ chính xác ngày xưa đối với những loại máy đo thời gian cơ khí dùng trong ngành hàng hải và khoa học, độ chính xác của chúng được đối chiếu độ chính xác bởi các đài quan sát thiên văn ở Tây Âu. Máy đo thời gian chính xác thường chỉ sai số 0.6 giây mỗi ngày. Cấp độ chính xác thấp hơn là Chronometer (máy đo thời gian), những đồng hồ thỏa mãn tiêu chuẩn Chronometer mới được xem xét thành Observatory Chronometer.


Đồng Hồ Chronometer – Đồng Hồ Chính Xác Cao – Máy Đo Thời Gian – Chronometer – Chronometer Watch: một chiếc đồng hồ có độ chính xác cao đạt tiêu chuẩn độ chính xác của tổ chức COSC sẽ được gọi làChronometer tức máy đo thời gian độ chính xác cao.

Tiêu chuẩn đưa ra nhiều bài kiểm tra (đặt máy đồng hồ ở 5 vị trí trong 3 nhiệt độ khác nhau và xem xét sai số trong trong vài ngày), nhưng nhìn chung một chiếc đồng hồ cơ sẽ được gọi là Chronometer nếu sai số của nó nằm trong khoảng -4/+6 giây mỗi ngày (chạy chậm không quá 4 giây, chạy nhanh không quá 6 giây). Mỗi một chiếc đồng hồ Chronometer là duy nhất được xác định bởi một con số khắc trên bộ máy và đi kèm chứng nhận Chronometer do COSC cấp.


Viện Kiểm Tra Chronometer Chính Thức Thụy Sĩ – COSC – Controle Officiel Suisse des Chronometres: COSC là nơi kiểm tra độ chính xác của máy đồng hồ Thụy Sĩ và cấp giấy chứng nhận cho những máy đạt tiêu chuẩn Chronometer.

Để đồng hồ trở thành đồng hồ Chronometer thì nhà sản xuất phải gửi bộ máy đến một trong ba cơ sở của COSC đặt ở Biel/Bienne, Saint-Imier/BE và Le Locle để họ kiểm tra máy đồng hồ trong nhiều ngày liên tiếp khi đặt nó ở 5 vị trí (úp, ngửa, dựng đứng, dựng trái, dựng phải) ở 3 nhiệt độ khác nhau. Nếu máy đạt tiêu chuẩn sai số cho phép thì sẽ được chứng nhận là máy đo thời gian.


Đồng Hồ Hàng Hải – Máy Đo Thời Gian Hàng Hải – Marine Chronometer: một chiếc đồng hồ chính xác cao cơ khí kèm theo trong một chiếc hộp, loại đồng hồ này chủ yếu được sử dụng để xác định kinh độ trên tàu. Hiện loại đồng hồ này đã được “nghỉ hưu” do không còn cần thiết nên ngừng sản xuất.

Gimbal – Bộ phận kèm theo Đồng Hồ Hàng Hải để giảm thiểu tác động lắc của tàu lên độ chính xác (ảnh mang tính tham khảo không phải gimbal cho đồng hồ hàng hải thật)


Đồng Hồ Nguyên Tử – Đếm Thời Gian Nguyên Tử – Atomic Timekeeping: nói chính xác thì phải gọi là đồng bộ thời gian theo đồng hồ nguyên tử, loại đồng hồ quartz có thể tiếp nhận tín hiệu thời gian của đồng hồ nguyên tử cesium thông qua sóng Radio hay vệ tinh (GPS). Kết quả là thời gian được cập nhật liên tục nên rất chính xác.


Múi Giờ – Time Zone: thời gian trên thế giới được chia thành 24 múi giờ nằm ​​cách nhau khoảng 15 độ kinh tuyến theo chuẩn giờ GMT (Greenwich Mean Time nghĩa là giờ trung bình tại Greenwich) hoặc tương đương với nó là UTC (Coordinated Universal Time nghĩa là giờ phối hợp quốc tế). Múi giờ 0 là giờ tại đài quan sát Greenwich, Anh, múi giờ +1 là tất cả các nơi có thời gian sớm hơn Greenwich khoảng 1 tiếng.


Máy – Cỡ Máy – Cal. – Caliber – Calibre: trước đây Calibre/Caliber viết tắt Cal. Được dùng để nói về đường kính của bộ máy tức cỡ máy, đo bằng đơn vị Ligne. Sau này nó lại có nghĩa là bộ máy đồng hồ tương đương như thuật ngữ “movement”, có thể dùng để định danh máy chứ không chỉ chung chung như movement.


Ligne – Paris Ligne – Paris line – Parisian Lines: đơn vị truyền thống có xuất xứ từ Pháp dùng để đo kích thước bộ máy, được sử dụng phổ biến bởi các nhà sản xuất, thợ đồng hồ Pháp, Thụy Sĩ song song với đơn vị mm. 1 Ligne = 2.2558 mm. Cách viết được quy ước là số nguyên dương, nếu có số lẻ phải viết là phân số của 1 Ligne. Ví dụ 11½ ligne = 11 x 2.2558 + 2.2558: 2 = 24.8138 + 1.1279 = 25.9417 mm.


Tần Số Dao Động – Nhịp – Beat – Oscillating Frequency – Frequency: tần số dao động là số dao động (lắc, rung) mà bánh lắc/tinh thể thạch anh thực hiện trong một đơn vị thời gian. Có đơn vị là vph (dao động mỗi giờ – vibrations per hour) hoặc bph (nhịp mỗi giờ – beats per hour) hoặc A/h (alt/h – Alternance per hour – luân phiên mỗi giờ) nếu tính theo giờ và Hertz – Hz nếu tính theo giây. Vph = bph = A/h, 1 Hz = 7200 vph.

Đa số đồng hồ cơ đều có tần số dao động 21600 vph (3 Hz) hoặc 28800 vph (4 Hz), 18000 vph (2.5 Hz) , trong khi đồng hồ quartz gần như chỉ có một tần số dao động là 32768 Hz nên thông số “tần số dao động” thường chỉ dùng trên đồng hồ cơ.

Dừng Kim Giây – Hack – Hacking – Hacking Second – Stop Second: thuật ngữ đồng hồ chỉ cơ chế hoạt động buộc kim giây phải ngừng chạy mỗi khi rút núm chỉnh để thiết lập giờ phút giúp điều chỉnh thời gian chính xác đến từng giây. Dừng Kim Giây cũng được xem là một chức năng của bộ máy. Cơ chế hoạt động này thường thấy trên đồng hồ quartz và đồng hồ cơ cao cấp.


Viền Xoay Một Chiều – Uni-Directional Bezel: là loại viền chỉ xoay được theo một chiều ngược kim đồng hồ, thường chỉ có trên Viền Lặn, loại viền này có công dụng ngăn không cho số giảm mà chỉ cho số tăng nhằm đảm bảo an toàn khi lặn vì thợ lặn phải nổi lên sớm hơn tránh đếm sai thời gian làm cạn bình dưỡng khí.


Viền Xoay Hai Chiều – Bi-Directional Bezel: là loại viền xoay được cả hai chiều, chuyên cung cấp các chức năng viền như: La Bàn, Thước Lô Ga, Worldtime, …


Cong – Cong Vòm – Lồi – Curve – Domed – Convex – Cambered: chỉ các loại kính có hình dáng cong vừa (Curve) hoặc cong vòm (Domed) lồi lên khỏi viền. Những loại kính này có khả năng chịu lực tốt hơn do hình dạng cong và đem đến cái nhìn đặc biệt cho mặt số, thường gặp trên đồng hồ cao cấp, đồng hồ lặn.


Cận cảnh mặt kính cong vòm


Chống Từ – Chịu Từ – Anti-Magnetic – Antimagnetic: Thuật ngữ Chống Từ được dùng cho những chiếc đồng hồ không bị ảnh hưởng bởi từ trường ở mức độ cao (trên 4800 A/m hoặc 60 Gauss – khả năng chịu từ trường bắt buộc đối với bất cứ đồng hồ đeo tay).

Tùy theo các nhà sản xuất, yêu cầu sử dụng mà chiếc đồng hồ được trang bị khả năng chống từ khác nhau, trong đó hai phương pháp thường gặp nhất là chế tạo bộ máy bằng vật liệu không bị ảnh hưởng bởi từ trường hoặc nguyên lý lồng Faraday.


Thời Gian Trữ Cót – Thời Gian Trữ Năng Lượng – Power Reserve: đề cập đến thời gian mà đồng hồ cơ/năng lượng ánh sáng/kinetic (autoquartz) có thể hoạt động sau khi lên cót tốt đa hoặc sạc năng lượng tối đa không cần phải lên dây/sạc thêm. Thông tin này hỗ trợ cho việc cất trữ đồng hồ không đeo mà không làm đứng máy do hết năng lượng.


Tuổi Thọ Pin: thời gian mà đồng hồ quartz cần phải thay pin định kỳ hoặc thời gian đồng hồ quartz có thể hoạt động sau khi thay pin mới.


Biên Độ – Góc Quay – Amplitude: là số độ xoay giữa hai dao động của Bánh Lắc khi nó xoay từ chiều kim đồng hồ đến ngược chiều kim đồng hồ và ngược lại. Biên Độ thay đổi theo vị trí của đồng hồ (úp, ngửa, đứng,…) nhưng biên độ lý tưởng phải xoay trong khoảng 275 đến 315 độ (tức Bánh Lắc xoay từ vị trí 275 độ đến 315 độ rồi xoay ngược lại).

Biên Độ cao hơn hay thấp hơn, biên độ giữa các chu kỳ biến đổi lớn thể hiện bộ máy được thiết kế không tốt hoặc xảy ra hư hỏng ảnh hưởng xấu đến độ chính xác, trong trường hợp dây cót không đủ năng lượng cũng sẽ khiến Biên Độ giảm cho đến khi ngừng hẳn.


Bánh Răng Cột – Column Wheel – Column Wheel Chronograph: Bánh Răng Cột tức Column Wheel là một bộ phận bánh răng có các răng là cột thẳng đứng, chúng hoạt động như một liên kết trượt để vận hành chức năng chronograph khi bấm nút. Loại máy đồng hồ Chronograph sử dụng Bánh Răng Cột sẽ có nút bấm mềm mịn và chính xác hơn loại Chronograph thường tức Chronograph sử dụng cơ chế Neo Chuyển.


Bộ Máy Nền Tảng – Bộ Máy Thô – Ebauche – Ebauché: bộ máy đồng hồ không hoàn chỉnh, đã có đủ các bộ phận Khung Nền, Bánh Răng, Ốc Vít, … nhưng chưa có các bộ phận chính như Bộ Dao Động, Bộ Hồi, Trống Cót. Bộ Máy Nền Tảng sản xuất bởi các nhà sản xuất máy đồng hồ, thường được các hiệu đồng hồ không có năng lực sản xuất hoặc năng lực sản xuất không cao mua về lắp ráp thêm các bộ phận còn thiếu, trang trí lại và ráp cho đồng hồ của mình.


Đồng Hồ Công Cụ – Đồng Hồ Nghề Nghiệp – Tool Watch – Professional Watch: chiếc đồng hồ được thiết kế để được sử dụng trong các tình huống chuyên nghiệp như: lặn, bay, khám phá, ở nơi có nhiệt độ cao, ở nơi có nhiệt độ thấp, ở nơi có từ trường mạnh, môi trường bùn bụi, chất ăn mòn mạnh…


Dao Động Không Điều Chỉnh – Bánh Lắc Vít – Free-Sprung Balance: nếu bộ dao động không có Bộ Điều Chỉnh thì nó sẽ có Bánh Lắc Vít để mang lại độ chính xác một cách tuyệt vời hơn (và tốn kém hơn). Bánh Lắc Vít có các ốc vít cho phép thay đổi trọng tâm dao động mà không làm thay đổi độ dài của dây tóc.


Bánh Lắc Vít có các vít để điều chỉnh trọng tâm dao động

Bộ Giảm Chấn – Shock Absorbers: nhóm các bộ phận mang đến các cơ chế chống sốc cho máy, thường có cấu tạo rất đơn giản trên máy quartz nhưng khá nhiều chi tiết trên máy cơ. Bộ Giảm Chấn máy cơ hiện nay có linh kiện chính là đai kim loại giữ chân kính mũ của Trục Bánh Lắc ngăn không cho trục hỏng, chân kính vỡ hoặc bung ra, cho phép Bánh Lắc trở lại vị trí ban đầu sau khi va chạm.


Incabloc: tên gọi một loại cơ chế chống sốc trên đồng hồ cơ, chúng ngăn không cho chân kính mũ vị trí Trục Bánh Lắc bị vỡ hoặc bung ra ngoài.


Cận cảnh cơ chế chống sốc Incabloc trong Bộ Dao Động ►


Bộ Dao Động – Oscillating System: là một hệ thống gồm các bộ phận tạo ra dao động trong bộ máy, có tác dụng trọng yếu là điều tiết năng lượng mang đến độ chính xác. Với máy cơ, Dây Tóc, Bánh Lắc, Trục Bánh Lắc là ba bộ phận thiết yếu nhất, ngoài ra, đại đa số chúng thường có thêm Bộ Điều Chỉnh/Bánh Lắc Vít.

Dao động là việc Bánh Lắc xoay đi từ đầu này đến đầu kia và ngược lại trong khi dây tóc giãn ra rồi co lại, cứ hai dao động sẽ hoàn tất một chu kỳ. Với máy quartz, tinh thể thạch anh chữ U sẽ là bộ phận chính tạo ra dao động rung.


Bộ Điều Chỉnh – Regulator – Regulator System – Adjustment: hệ thống gồm các bộ phận nới dài hoặc thu ngắn Dây Tóc làm giảm hoặc tăng tốc độ xoay của Bánh Lắc giúp điều chỉnh đồng hồ cơ chạy chính xác hơn. Khá nhiều đồng hồ cơ thông qua tinh chỉnh Bộ Điều Chỉnh để đạt được tiêu chuẩn Chronometer hoặc tương đương.


Bộ Hồi – Cơ Cấu Hồi – Escapement: thuật ngữ chỉ nhóm các bộ phận phối hợp với Bộ Dao Động chia và điều chỉnh tốc độ các bánh răng. Ba linh kiện chính là Bánh Xe Gai, Ngựa, Bệ Bánh Lắc. Các bộ phận trong Bộ Hồi va chạm với nhau cũng là nguồn gốc sinh ra âm thanh tích tắc của đồng hồ cơ.


Hồi Đồng Trục – Cơ Cấu Hồi Đồng Trục – Co-Axial-Escapement: loại hồi được phát minh bởi bậc thầy đồng hồ quá cố người Anh George Daniels và được mua bản quyền sử dụng bởi hãng đồng hồ Omega.

Loại hồi này được coi là một trong những tiến bộ quan trọng nhất kể từ khi lever escapement (Swiss escapement) tức hồi Thụy Sĩ (phát minh bởi bậc thầy đồng hồ người Anh Thomas Mudge) được dùng trong hầu hết đồng hồ hiện nay. Hồi Đồng Trục làm giảm thiểu sự ma sát bên trong máy đồng hồ làm tăng độ bền và độ chính xác đồng thời không cần phải bảo dưỡng thường xuyên như những loại hồi trước đây.


Sản Xuất Tại Thụy Sĩ – Swiss Made: thuật ngữ dùng để chỉ những mẫu đồng hồ có ít nhất 60% thực hiện tại Thụy Sĩ, bao gồm: sản xuất linh kiện, lắp ráp bộ máy, lắp ráp đồng hồ, thiết kế chương trình (app, hệ điều hành), vốn đầu tư Thụy Sĩ sau đó phải hoàn thành khâu lắp ráp cuối cùng và kiểm định chất lượng tại Thụy Sĩ.


Máy Thụy Sĩ – Swiss Movement: để được gọi là máy Thụy Sĩ, nó phải có ít nhất 60% bộ phận được sản xuất tại Thụy Sĩ, được lắp ráp tại Thụy Sĩ, kiểm định tại Thụy Sĩ.




Đồng Hồ Lặn – Dive Watch – Diver’s Watch: những chiếc đồng hồ đeo tay đáp ứng tiêu chuẩn chịu nước quốc tế ISO 6425 (hoặc tương đương) với chỉ số chịu nước tối thiểu là 100 m. Đồng hồ lặn có thể sử dụng để lặn đến độ sâu tương ứng chỉ số chịu nước. Ngoài chống nước, đồng hồ lặn còn phải thỏa mãn nhiều tiêu chuẩn: dạ quang, dễ đọc, chống sốc, viền lặn, … Dấu hiệu nhận biết đồng hồ lặn đáp ứng tiêu chuẩn ISO 6425 là có chữ Diver’s kèm theo chỉ số chịu nước.


Chịu Nước – Water Resist – Water Resistance: đề cập đến khả năng chịu nước của đồng hồ thông thường, tức chịu nước theo chuẩn ISO 22810, đơn vị đo khả năng chịu nước thường dùng là mét-m hoặc atmosphere-ATM, 1 ATM = 1 BAR = 10 METER = 33.3 FEET, chỉ số càng lớn thì chống nước càng tốt.

Chỉ số 3 ATM cho phép rửa tay, đi mưa nhỏ. Chỉ số 5 ATM cho phép tắm vòi, đi mưa lớn. Chỉ số 10 ATM cho phép bơi lội. Chỉ số 20 ATM cho phép lặn da, lướt sóng. Để đạt chuẩn ISO 22810, ngoài việc vượt qua các bài kiểm tra thì còn phải có mức chịu nước tối thiểu 2 ATM.


Van Helium – Van Thoát Khí Helium – Helium Valve – Helium Escape Valve: thuật ngữ chỉ chức năng cho phép khí nhẹ như Heli được giải phóng khỏi đồng hồ khi lặn sâu xuống nước hoặc bộ phận Van Thoát Khí Helium lắp trong vỏ đồng hồ. Van Helium nguyên bản vốn cho Rolex và Doxa hợp tác thiết kế.

Bởi vì môi trường nước sâu thường có rất nhiều khí nhẹ, vỏ đồng hồ thường chỉ chịu được nước mà không chống khí Heli lọt vào được nên khi Heli vào quá nhiều chúng sẽ làm bật bay kính, hỏng máy. Để tránh trường hợp này, van thoát khí heli chính là bộ phận cho Heli thoát ra, không để Heli chứa đầy trong vỏ.


Núm Vặn – Núm Chống Nước – Núm Chịu Nước – Screw Down Crown:thuật ngữ chỉ những chiếc đồng hồ có khả năng chịu nước tốt hoặc loại núm chỉnh phải vặn để mở khóa trước rồi sau đó mới kéo ra thiết lập điều chỉnh chức năng được. Trong núm vặn có hai ron cao su để chịu nước tốt hơn, khóa bằng vít vặn để đảm bảo sự chắc chắn, chúng thường trang bị trên đồng hồ lặn, đồng hồ chịu nước từ 20 ATM trở lên.


Một thiết kế núm vặn chống nước có 2 ron cao su – phần màu đen




Nắp Vặn – Nắp Chống Nước – Screw Down Case Back – Screw Down Back: thuật ngữ chỉ hoặc loại Nắp Lưng phải vặn để mở nhằm đảm bảo sự chắc chắn, kín nước, chúng thường trang bị trên đồng hồ lặn, đồng hồ chịu nước từ 10 ATM trở lên.


Nắp Triển Lãm Máy – Nắp Xuyên Thấu Máy – See Through Caseback – See Through Back: thuật ngữ này chỉ phần nắp lưng đồng hồ có gắp lớp kính để có thể nhìn thấy bộ máy, một tiện ích phục vụ cho nhu cầu chiêm ngưỡng những hoạt động thú vị và vẻ đẹp của máy cơ.

Phần lớn đồng hồ cơ hiện đại đều có Nắp Triển Lãm Máy còn đồng hồ quartz thì không vì chúng “không có gì thú vị có thể xem được bằng mắt thường”. Số ít đồng hồ cơ giá rẻ không có kính vì chi phí, còn đồng hồ lặn, đồng hồ thể thao cũng thường không có Nắp Triển Lãm Máy vì nhằm đảm bảo độ bền, chịu nước.


Triển Lãm – Xuyên Thấu – See Through – See-Through: có nghĩa là xuyên thấu, thường dùng trên những chiếc đồng hồ cho phép thấy được nhiều phần (một nửa trở lên) bộ máy, hoạt động trong bộ máy, chủ yếu dùng cho lộ máy mặt sau, ít dùng cho lộ máy mặt trước hoặc lộ cùng lúc cả hai mặt. Nếu trong thường hợp mặt trước See Through có thể gọi với thuật ngữ khác là Hoạt Động Mở (Open Work), mặt sau See Through có thể gọi với thuật ngữ khác là Nắp Triển Lãm Máy (See Through Back).


჻ Hoạt Động Mở – Open Work: thuật ngữ chỉ chung các loại đồng hồ lộ máy nhưng chính xác nhất là các loại không những lộ máy mà còn lộ cả những hoạt động của máy, không nhất thiết phải là chạm rỗng chỉ chừa lại khung máy. Thuật ngữ này cũng được dùng cho những trường hợp như Skeleton hoặc Open Heart và cho cả các loại đồng hồ quartz analog lộ các phần cơ. Hoạt Động Mở thường dùng cho lộ máy mặt trước hay lộ cùng lúc cả hai mặt, gần như không dùng cho lộ máy mặt sau.


Đồng Hồ Số – Đồng Hồ Kỹ Thuật Số – Digital – Digital Watch: đồng hồ số là loại đồng hồ quartz sử dụng các chữ số do màn hình LCD hoặc LED cung cấp để hiển thị thời gian.


Đồng hồ số và đồng hồ kim

Đồng Hồ Kim – Analog – Analog Watch: loại đồng hồ dùng kim để hiển thị thời gian, bao gồm cả quartz và cơ. Nếu một chiếc đồng hồ hiển thị cả bằng kim và màn hình, chúng sẽ được gọi là Analog-Digital (hầu như đều là máy quartz).




PHẦN V. TRANG TRÍ HOÀN THIỆN – FINISHING

Trang Trí Hoàn Thiện đồng hồ là quá trình nâng cao tính thẩm mỹ và giá trị cho đồng hồ, bao gồm chạm, khắc, mạ, đánh bóng, khảm nạm, tráng men, … tùy vào độ khó kỹ thuật, thủ công mỹ nghệ mà chiếc đồng hồ sẽ có giá bán tương xứng. Đối với đồng hồ thuộc phân khúc sang trọng thì Trang Trí Hoàn Thiện cao độ là điều không thể thiếu.


Họa Tiết Lặp – Guilloche – Guilloché: một kỹ thuật chạm khắc trang trí hay các loại họa tiết chạm khắc lặp đi lặp lại. Kỹ thuật tạo Guilloché cổ điển sử dụng máy tiện hình học cho họa tiết tinh xảo phức tạp nhưng phải thực hiện thủ công một hay nhiều phần trong khi kỹ thuật hiện đại sử dụng quá trình dập rất nhanh nhưng họa tiết tương đối đơn giản.

Mạ Rhodi – Rhodium Plating: Rhodi là kim loại họ Bạch Kim có màu trắng bạc, rất cứng và chống ăn mòn với cả acid mạnh nên được dùng để mạ cho phần lớn linh kiện trong bộ máy cơ cao cấp trong khi máy phổ thông thường chỉ mạ nickel.


Sóng Geneva – Sọc Geneva – Geneva Stripes – Cotes de Geneve – Côtes de Genève – Glashutte Ribbing: kiểu trang trí thường gặp trên máy đồng hồ cơ cao cấp, gồm một loạt các thanh dọc kích thước đều nhau, trong các thanh dọc là các vân cong liên tiếp. Loại họa tiết này được sử dụng chủ yếu cho cầu.


Cận cảnh cầu máy cơ được trang trí hoàn thiện cao độ bằng họa tiết Sóng Geneva và Vát Cạnh (bo tròn và đánh bóng)

Vát Cạnh – Chamfereing – Beveling – Anglage: kỹ thuật vát cạnh các rìa bộ phận máy cơ, thường vát phẳng theo góc 45 độ. Cấp độ hoàn thiện cao hơn là bo tròn và đánh bóng góc vát.


Vân Tròn – Perlage – Circular: họa tiết nhiều hình tròn nằm xếp chồng lên nhau, trong mỗi hình tròn lớn có vô số hình tròn đồng tâm. Họa tiết vân tròn thường gặp trên khung nền hoặc cầu.


Phun Cát – Blasting – Sand Blasting – Shot Blasting: kỹ thuật xử lý bề mặt có công dụng làm sạch hoặc trang trí. Thực hiện bằng cách phun, bắn các hạt cát (hạt kỹ thuật cứng và nhỏ cỡ 1-2 micromet) lên đối tượng cần xử lý để làm xước mịn, tạo hạt bề mặt.


Bề mặt dây và vỏ được chải xước xen kẽ đánh bóng ►


Chải Xước – Brush – Satin – Satination – Satin Brush: kỹ thuật tạo ra bề mặt có những vết xướt nhẹ, mượt và có trật tự mang đến cảm giác mịn khi xem. Hiện tại có nhiều kỹ thuật tạo ra bề mặt xước khác nhau, thường gặp là kỹ thuật phun cát.

PVD – Lắng Đọng Hơi Vật Lý – Mạ Chân Không: PVD tức Physical Vapor Deposition nghĩa là Lắng Đọng Hơi Vật Lý, phương pháp phủ lớp vật liệu màu lên bề mặt kim loại bám rất chắc nên khó phai, không bị bong tróc.


DLC – Diamond-Like Carbon – Diamond-Like Carbon Coating – Diamond-Like Coating: kỹ thuật tạo lớp phủ có màu đen (Carbon vô định hình) trên bề mặt kim loại không chỉ khó phai mà còn có khả năng chống xước và ăn mòn rất cao. Công nghệ này khá giống như PVD nhưng khó thực hiện và đắt hơn.


Hiệu Ứng Tỏa Sáng – Sunray: họa tiết kiểu tia mặt trời gồm vô số đường thẳng tỏa ra từ một trung tâm, có thể tạo ra bằng phương pháp chải hoặc khắc dập. Họa tiết này có tác dụng trang, trí, gây ảo giác chúng đang tỏa sáng và chuyển động cho mắt.



Hiệu Ứng Tỏa Sáng Xoắn Ốc – Sunburst: họa tiết gồm 2 lớp nằm chồng, mỗi lớp có vô số đường cong tỏa ra từ một tâm nhưng ngược nhau. Kiểu họa tiết thường thấy trên trống cót của máy đồng hồ cơ Đức, chúng gây ảo giác đang tỏa sáng theo hình xoắn ốc cho mắt.






Chạm Rỗng – Skeleton – Lộ Máy – Lộ Khung Máy – Khung Xương: chỉ chung những chiếc đồng hồ có triển lãm máy ở mặt trước dù chỉ một phần hay toàn bộ, tuy nhiên chính xác nhất là chỉ những mẫu đồng hồ được là chạm rỗng mặt số, khung nền, cầu máy chỉ còn lại những phần khung không thể lượt bỏ sao cho triển lãm được những hoạt động vốn bị ẩn đằng sau chúng.

Chạm Rỗng là một hình thức trang trí cao cấp vì chúng đòi hỏi những kỹ thuật thật tinh tế và khó dùng máy móc thực hiện, một chiếc đồng hồ được chạm rỗng hoàn toàn có thể thấy được rõ nét những linh kiện chính yếu thường bị che khuất như Bộ Hồi, Dây Cót, Bánh Răng, …tuy nhiên lại dễ làm ảnh hưởng đến độ bền vững của máy. Cấp độ thấp hơn của Chạm Rỗng là Lộ Tim.



Lộ Máy – Lộ Tim – Lộ Tim Máy – Open Heart – Heart Beat: kiểu lộ máy ở phần trái tim của nó tức Bộ Dao Động ngay trên mặt số. Thường chỉ lộ một cửa sổ tròn vừa đúng với Bánh Lắc hoặc mở rộng thêm một chút để thấy Ngựa.


PHẦN VI. LINH KIỆN – PHỤ TÙNG – COMPONENTS

◆ Link kiện đồng hồ là tất cả những bộ phận cấu tạo nên một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh, bao gồm phụ tùng máy cho đến vỏ, dây đeo… Nắm được những kiến thức đồng hồ này sẽ giúp bạn am hiểu sâu về cấu tạo của đồng hồ.

Phân tích cấu tạo cùng bộ phận cơ bản của máy đồng hồ cơ


Viền – Đai Kính – Bezel: phần kim loại bao quanh mặt kính, linh kiện thuộc vỏ đồng hồ, tùy theo loại đồng hồ và chức năng mà Bezel có thể: tách rời khỏi vỏ hoặc không, xoay được hoặc không, xoay một chiều hay hai chiều.


Mặt Kính – Crystal: có trách nhiệm bảo vệ kim và các chi tiết mặt số, mặt kính chủ yếu được làm từ 3 chất liệu: tinh thể khoáng, tinh thể Sapphire tổng hợp, nhựa. Trên các loại đồng hồ cao cấp, mặt kính có thể được làm cong, cong vòm để tăng khả năng chịu lực và thẩm mỹ hoặc phủ lớp chất liệu chống phản chiếu (AR – Anti-Reflection, giúp nhìn được ngay cả khi mặt số bị ánh sáng chói chiếu vào).


Mặt Số – Mặt – Dial: mặt đồng hồ, nơi in/gắn chỉ số, ký tự, dấu hiệu… hiển thị thời gian cùng các chức năng. Mặt thường được làm bằng đồng thau mạ phủ màu hoặc kim loại chống ăn mòn, số ít bằng bạc khối, bạc Đức, vàng khối, nhựa,…


Mặt Phụ – Subdial: cung tròn hoặc mặt tròn nhỏ nằm trong mặt số, thường dùng để hiển thị các chức năng ngoài giờ-phút. Mặt phụ thường được tạo ra bằng cách khắc dập mặt số chính.


Cọc Số – Khung Giờ – Index – Roman – Arabic: những dấu hiệu đại diện cho mốc thời gian, có thể đơn giản là những vạch dài hoặc chữ số La Mã (Roman), số Học Trò (Arab). Chúng có thể là linh kiện rời gắn mặt số hoặc được in/vẽ/ trực tiếp lên mặt số.


Kim – Hand: kim đồng hồ, chỉ giờ hoặc chức năng, trên kim thường được sơn thêm một lớp vật liệu dạ quang để hiển thị thời gian trong bóng tối hoặc áp dụng những kỹ thuật trang trí hoàn thiện như mạ vàng, nung 270-310 độ C tạo lớp màu xanh, chạm khắc…

Hình dạng kim đồng hồ cũng khá nhiều, các kiểu phổ biến như: Leaf, Breguet, Baton, Arrow, Skeleton, Alpha, Dauphine, Sword, Pencil, Mercedes… mỗi hình dạng lại có vô số biến thể khác nhau và không ngừng được các hãng/thợ đồng hồ sáng tạo thêm.


Vỏ – Case: bộ vỏ đồng hồ, có thể xem là chỉ gồm mỗi khung vỏ (niềng vỏ) hoặc tính cả Bezel và Nắp Lưng (và cả mặt kính).


Vấu – Quai – Lug: một phần của bộ vỏ dùng để gắn dây đeo. Trên đồng hồ hiện đại, đa số Vấu đều là nguyên khối liền với khung vỏ, số ít vấu (thường là đồng hồ siêu mỏng) liền khối với nắp lưng, một số khác là vấu quai hàn (loại này có từ đầu thế kỷ 20 trên những chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên).


Chốt – Spring Bar: thanh kim loại dùng để kết nối các mắt dây với nhau, kết nối mắt dây với khóa, kết nối dây với vấu.


Nắp Lưng – Nắp Đáy – Nắp Sau – Caseback – Back: phần nắp gắn vào mặt sau vỏ, vì tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên lâu dài với da tay nên hầu hết đều được làm bằng thép không gỉ (hoặc kim loại chống ăn mòn như vàng, bạch kim, …) để chống mồ hôi ăn mòn. Nắp lưng cũng có cấu trúc dày khỏe, kín nước nhằm bảo vệ bộ máy. Nắp Lưng có nhiều loại nhưng Loại chắc chắn và chịu nước tốt nhất là Nắp Vặn – Screw Down Case Back không nhìn thấy máy.


Núm Chỉnh – Chốt – Núm – Crown: cái núm dùng để thiết lập thời gian và lịch đồng hồ. Trên đồng hồ cơ, núm chỉnh còn có công dụng lên dây cót. Núm chỉnh cũng là một bộ phận quan trọng việc tạo ra khả năng chịu nước trên đồng hồ, loại núm chịu nước tốt nhất hiện nay là Núm Vặn Chống Nước – Screw Down Crown.


Trục Núm – Stem: trục gắn núm chỉnh, kết nối núm chỉnh với bộ máy để thông qua núm chỉnh thiết lập chức năng đồng hồ hoặc vặn dây cót.


Khung Nền – Tấm Đế – Khung Máy – Mainplate: tấm kim loại lớn nhất trong bộ máy có nhiệm vụ gắn kết tất cả các linh kiện khác của máy nên được xem là khung xương của máy, mặt còn lại của Khung Nền gắn chặt vào mặt số. Khung nền máy cơ thường được làm bằng hợp kim đồng thau mạ Nickel hoặc Rhodi, Khung Nền máy cao cấp có thể làm bằng Bạc Đức, hầu hết khung nền máy quartz đều làm bằng nhựa.


Cầu – Bridge: cầu thường là một mảnh kim loại nối với khung nền để giữ cố định các bộ phận rời. Cầu thường chỉ có trên máy cơ.


Bánh Đà – Rotor – Oscillating Weight – Weight Segment: linh kiện dùng để tạo năng lượng của máy đồng hồ tự động, máy kinetic. Khi Bánh Đà xoay thì chúng sẽ lên dây cót (hoặc sinh ra điện), từ đó, nếu tay đeo và cử động thường xuyên, đồng hồ cơ sẽ tự động lên dây cót (đồng hồ kinetic sẽ tự sinh điện từ từ trường xoay) hoạt động.


Bánh Răng – GearGear Train: chỉ chung các loại bánh răng trong máy đồng hồ.


Bánh Răng Lớn – Wheel – Wheel Train: chỉ các loại Bánh Răng vận hành các kim, chức năng, bánh xe gai, thường dẹp, rỗng (tương tự bánh xe), nhiều răng. Chúng có nhiệm vụ xoay các kim hoặc đĩa chức năng.


Bánh Răng Lớn có các dụng xoay các kim và chức năng

Bánh Răng Nhỏ – Bánh Răng Chủ Động – Pinion: loại bánh răng có kích thước nhỏ thường được làm bằng thép, chúng ăn khớp với các bánh răng lớn để truyền động. Bánh Răng Nhỏ thường được làm bằng thép, kích thước nhỏ, đặc, ít răng, thường kết nối với các bánh răng với nhiệm vụ truyền động.


Bánh Lắc – Bánh Xe Cân Bằng – Balance Wheel: bánh tròn được làm bằng các hợp kim ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi từ trường và nhiệt độ, thường có màu vàng, là bộ phận quan trọng nhất trong Bộ Dao Động của máy đồng hồ cơ.

Chức năng của nó tương đương con lắc đồng hồ đó là điều tiết hoạt động Bánh Lắc Bánh xe cân bằng tạo ra chuyển động tạm thời, quay vòng qua lại, sau đó truyền qua bánh răng của chuyển động đồng hồ sang chuyển động của bàn tay. Nó có cùng chức năng như con lắc trong đồng hồ là điều tiết và chia đều chuyển động.


Dây Tóc – Lò Xo – Hair Spring – Balance Spring: linh kiện trong bộ máy cơ có hình dạng giống cái lò xo phẳng, được làm từ những chất liệu có độ bền rất cao, ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi từ trường hoặc nhiệt độ, ít hoặc không bị ăn mòn gỉ sét như Nivarox, Spron, Silicon.

Dây Tóc là một bộ phận quan trọng thuộc bộ dao động có tác dụng kiểm soát tốc độ dao động của Bánh Lắc khi tạo ra dao động và cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất đối với máy cơ. Cùng với Bánh Lắc, Dây Tóc là một trong những thành phần quan trọng nhất của một chiếc đồng hồ cơ khí, được coi là trái tim của đồng hồ.


Trục Bánh Lắc – Balance Staff: linh kiện thuộc Bộ Dao Động trong máy cơ, là trục để gắn kết Bánh Lắc với Bệ Bánh Lắc. Đầu trên của Trục Bánh Lắc chính là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất khi gặp sốc nên phải được được trang bị cơ chế chống sốc (Incabloc, KIF…).


Vành Tóc – Balance Cock: bộ phận cầu trong bộ máy có nhiệm vụ “treo” Bánh Lắc-Dây Tóc, là nơi để giữ Trục Bánh Lắc, đặt Bộ Điều Chỉnh cũng như cơ chế chống sốc.


Vành Tóc cũng được xem là Cầu, có nhiệm vụ giữ Bộ Dao Động, Bộ Điều Chỉnh, Cơ Chế Chống Sốc cho Bộ Dao Động

Bánh Xe Gai – Bánh Nhện – Escape Wheel: bộ phận thuộc bộ hồi trong máy đồng hồ cơ có công dụng truyền năng lượng đến ngựa để từ ngựa truyền đến Bánh Lắc và nhận năng lượng truyền ngược lại từ Bánh Lắc nhằm chia đều năng lượng, điều tiết chuyển động.


Ngựa ở trên và Bánh Xe Gai ở dưới, phần tiếp xúc màu đỏ là Chân Kính Phiến►


Ngựa – Lever: linh kiện thuộc Bộ Hồi của máy cơ, là một thanh kim loại có 3 đầu hình chữ Y, 2 đầu gắn Chân Kính Phiến. Một đầu Ngựa gắn Chân Kính Phiến nhận năng lượng từ Bánh Xe Gai rồi truyền đến Bệ Bánh Lắc bằng đầu không chân kính, đầu Ngựa gắn Chân Kính Phiến còn lại nhận lực neo trả về từ Bệ Bánh Lắc để tham gia vào việc điều khiển vòng quay của các Bánh Răng.


Chân Kính Phiến – Pallet Jewel – Pallet: viên đá màu đỏ, hồng, thường được làm bằng hồng ngọc hoặc sapphire tổng hợp gắn trên hai đầu ngựa, có hình dạng viên gạch, nhiệm vụ là truyền động cùng giữ ngừng Bánh Xe Gai.


Chân Kính – Jewel – Rubi: thường được làm bằng hồng ngọc hoặc sapphire tổng hợp có độ cứng cao gắn vào các nơi xảy ra ma sát trong bộ máy để làm giảm sự mài mòn nhằm tăng độ bền và độ chính xác cho máy (tương tự như vòng bi).

Chức năng càng nhiều thì thường sẽ có càng nhiều chân kính nhưng nhiều chân kính hơn không đồng nghĩa với tốt hơn, bất cứ một cấu trúc máy nào cũng đều chỉ cần một số lượng chân kính nhất định, nhiều hơn con số này là dư thừa, chân kính cũng có tác dụng trang trí cho bộ máy.


Cận cảnh loại chân kính tròn có lỗ xuyên tâm được gắn trên các đầu trục Bánh Răng


Bệ Bánh Lắc – Con Lăn – Roller: linh kiện thuộc Bộ Hồi của máy cơ, Bệ dưới của Bánh Lắc, gồm một bệ kim loại có gắn Chân Kính Con Lăn – Roller Jewels, Bệ Bánh Lắc nhận năng lượng từ Ngựa thông qua Chân Kính Con Lăn và làm xoay Bánh Lắc rồi nhận năng lượng trả về từ Bánh Lắc, lực trả về từ Bánh Lắc truyền đến Ngựa thông qua Chân Kính Con Lăn rồi từ đó tạo thành lực neo cho Bánh Xe Gai, hoạt động này sẽ điều tiết năng lượng đến các bánh răng vận chuyển kim đồng hồ.


Trống Cót – Thùng Cót – Barrel: bộ phận tạo năng lượng trong máy cơ, cấu tạo là một cái hộp hình trụ bên trong có chứa Dây Cót, hai đầu Trống Cót đều có răng để kết nối với trục núm/bánh đà và các bánh răng.

Khi Bánh Đà xoay hoặc trục núm xoay, các răng có trên một đầu Trống Cót sẽ xoay Trống Cót từ đó lên Dây Cót. Dây Cót được lên dây sẽ sinh ra năng lượng, ở đầu còn lại của Trống Cót sẽ có các răng để truyền năng lượng đi khắp nơi giúp đồng hồ hoạt động.


Dây Cót – Mainspring: bộ phận sinh ra năng lượng vận hành đồng hồ cơ, là một đoạn dây kim loại dẹp cuộn thành dạng lò xo phẳng thường là hợp kim sắt-niken-crom-phụ gia khác nhau hay hợp kim Spron. Khi lên dây cót sẽ khiến cho dây cót bị thít chặt từ đó sinh ra lực “kéo” các bánh răng trong đồng hồ chạy.


Trục Truyền – Arbor: trục kim loại có bánh răng để gắn các bánh răng, bánh xe đồng thời kết nối với các loại bánh răng khác.


Trục – Pivot: trục kim loại để gắn các bánh răng, bánh xe, hầu hết mỗi đầu trục của máy cơ có chân kính đồng thời lau dầu bôi trơn để giảm ma sát.


Ron – Ron Cao Su – Gioăng – Gioăng Cao Su – Đệm – Đệm Cao Su – Gasket: vòng cao su (bằng vật liệu chống thấm nước như cao su thiên nhiên, tổng hợp, chất dẻo, nhựa, …) được gắn trong núm chỉnh, nắp lưng, dưới kính để chống thấm nước.


Động Cơ Bước – Stepper Motor – Step Motor: bộ phận sử dụng năng lượng điện để vận hành các hoạt động cơ khí trong máy quartz, Động Cơ Bước sẽ xoay các bánh răng từ đó khiến các kim hoạt động.


Tinh Thể Thạch Anh – Quartz Crystal: bộ phận tạo ra dao động tương đương với Bánh Lắc được xem là trái tim của đồng hồ quartz, là mảnh thạch anh nhỏ được tổng hợp hoặc thiên nhiên, hầu hết tinh thể thạch anh đều có hình chữ U. Cái tên “thạch anh” hoặc “quartz” chính là nguồn gốc tên gọi của đồng hồ thạch anh/đồng hồ quartz.


Bộ từ điển đồng hồ trên đây đã tổng hợp những kiến thức đồng hồ từ cơ bản cho đến nâng cao cũng như thuật ngữ đồng hồ thường gặp. Nếu bạn cần tư vấn thêm về kiến thức đồng hồ, giải thích thuật ngữ, đừng ngần ngại liên hệ với Timemart bằng cách để lại lời nhắn bên dưới nhé!



Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 25/12/2024 08:49 , Processed in 0.178148 second(s), 132 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên