Thời gian đăng: 12/1/2019 09:48:32
Cuộc thi sáng tác bài hát và MV cổ động bóng đá Việt Nam đang trong quá trình tiếp nhận các tác phẩm tham gia và để có những sản phẩm dự thi chất lượng vừa đúng tiêu chí vừa có thể phát huy "nội lực" và khả năng sáng tạo của thí sinh, BTC có vài lưu ý thông qua thực tế cổ vũ bóng đá của người hâm mộ Việt Nam.
Cho đến thời điểm này, dù được đánh giá là quốc gia "cuồng" bóng đá với số lượng người hâm mộ hùng hậu thuộc tốp đầu thế giới nhưng cổ động viên (CĐV) Việt Nam chưa thật sự quy tụ được sức mạnh thông qua các hình thức cổ động vì nhiều lý do.
Nguyên nhân, như BTC cuộc thi nhiều lần khẳng định, ở Việt Nam chưa có những bài hát, giai điệu thật sự phù hợp để các CĐV sử dụng, phục vụ cho việc tổ chức cổ động trên khán đài, giúp kích thích, tác động mạnh mẽ vào tinh thần của các cầu thủ thi đấu trên sân cỏ.
Xem thêm: https://www.lucky88.com/news/detail/keo-chap-dong-banh-nua-trai-la-gi-keo-chap-1_4-la-gi-chap-0-0-5-0-25-la-gi-1901.aspx
Có rất nhiều hội, nhóm CĐV nhưng tất cả đều hoạt động mang tính riêng lẻ, chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của đông đảo CĐV Việt Nam. Phần đông các CĐV đến sân xem bóng đá vì yêu mến đội tuyển nhưng khi thể hiện cảm xúc thì hết sức tự nhiên theo kiểu: đội nhà đá hay thì hò reo, còn đội nhà yếu thế thì… buồn theo. Đó là chưa kể, khi tổ chức cổ động trên khán đài, CĐV chưa thể giúp cầu thủ dưới sân nhận diện được đâu là tín hiệu kích hoạt tinh thần đội nhà, đâu là động tác, giai điệu khiến đối phương mất chí khí?
Ở trận chung kết AFF Cup 2018, nhiều ý kiến phàn nàn CĐV Việt Nam không hiểu cổ động cho đội nhà hay cho đội khách bởi trước sau chỉ là tiếng kèn vuvuzela, tiếng ồ à của khán giả và tiếng trống giục giã của vài nhóm CĐV. Trong khi đó, nhóm CĐV Malaysia dù ít nhưng cổ vũ khá độc đáo và bài bản, chỉ vài ba bài hát được lặp đi lặp lại với nhịp điệu phấn khích, dễ hát, giai điệu dễ nhớ và rất hay, trong đó có bài "Kami Selalu Ada"…
Muốn tổ chức tốt và phát huy tối đa yếu tố "cầu thủ thứ 12" trên sân, hoạt động trên khán đài cần được "nâng chất" rõ ràng. Những ca khúc về thể thao và bóng đá đã có của Việt Nam dù rất hay nhưng quá dài, chắc chắn không phù hợp với nhịp điệu cổ động và không khí trên khán đài. Một bài hát, một MV cổ động hoặc nhiều bài hát có tính chất "kết nối", vì thế, rất được chờ đợi. Câu chữ, ngôn ngữ ra sao thì còn tùy thuộc vào khả năng sáng tạo và sự thấu hiểu của các thí sinh khi tham gia sáng tác cho cuộc thi lần này.
CĐV là "cầu thủ thứ 12" tại mỗi trận đấu nhưng khán giả Việt Nam chưa phát huy hết phẩm chất và tình yêu của mình đúng thời điểm nhằm tạo sức bật và tinh thần mạnh mẽ cho các cầu thủ đội nhà dưới sân. Tất yếu việc cổ động cần phải được tổ chức lại một cách bài bản, chuyên nghiệp hơn để tình yêu bóng đá ấy bùng cháy đúng với tiềm năng vốn có của nó.
Muốn làm được điều đó, các CĐV cần thống nhất những tín hiệu để nhận diện. Đó là sự nhận biết về ca từ, giai điệu, tiếng trống, tiếng hò reo, động tác... Để mọi thứ có thể vận hành nhất quán, đạt sự thống nhất cao và phát huy tất cả phẩm chất, tình yêu của đông đảo các cổ động viên trên khán đài, rất cần một "nhạc trưởng" để chỉ huy "dàn nhạc" khổng lồ. Trên khán đài rộng lớn, cần phải có sự phân công "người lĩnh xướng" theo từng khu vực để cất lên những giai điệu, bài hát cổ động đúng thời điểm thì mới phát huy hết sức mạnh của CĐV.
Phải khẳng định rằng lúc đội tuyển thi đấu thăng hoa, chúng ta cùng vui mừng, cổ động, hò reo là điều đương nhiên. Làm sao để khán đài không… chết ngay cả khi đội nhà gặp khó khăn nhất mới là điều quan trọng bởi trong những thời khắc khó khăn ấy, các cầu thủ rất cần một chỗ dựa về mặt tinh thần, cần có "cầu thủ thứ 12" luôn bên cạnh để thúc giục, bơm "doping tinh thần" liều cao từ khán đài để vượt qua trở ngại và vùng lên mạnh mẽ trước đối thủ. Bóng đá Việt, vì thế, đang chờ đợi những bài hát tham gia cuộc thi do Báo Người Lao Động và Công ty VSET tổ chức.
|
|