Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Kinh nghiệm trước khi làm trần thạch cao [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 5/4/2019 13:30:05
Một số kinh nghiệm trong khi thi công trần thạch cao

Để tạo nên một không gian đẹp, tính thẩm mỹ cao và phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng không phải thợ thi công nào cũng làm được.Nó đòi hỏi tay nghề cao và đi kèm với nó là thợ thi công phải làm theo đúng quy trình kĩ thuật kết hợp với các nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo chất lượng. Để tích lũy thêm kiến thức về thạch cao, bài viết sau đây sẽ giúp quý khách biết được các kinh nghiệm và những lưu ý khi thi công trần thạch cao để làm sao cho sau khi nghiệm thu công trình được khách hàng hài lòng với chất lượng và mang lại vẻ đẹp cao.



Thông thường , bạn cần xác định trước mục đích sử dụng của từng phòng và vị trí của các phòng đó như thế nào và yêu cầu của khách hàng ra làm sao để đội kỹ thuật có phương án tư vấn, thiết kế, lên bản vẽ cho từng hạng mục công trình cần thi công. Ví dụ phòng khách nên làm theo kiểu trần nổi hay trần chìm thì hợp lý, làm theo kiểu hiện đại hay cổ điển thì mang sắc thái hơn và màu sơn như thế nào….

Đối với những ngôi nhà lợp mái ngói, khi thi công trần thạch cao bạn cần cẩn trọng, cách an toàn nhất là bít hết các vị trí còn hở trên ngói để tránh nước có thể ngấm xuống trần. Nếu khâu này không làm cẩn thận, nước rò rỉ xuống sẽ khiến trần bị ố vàng và mất tính thẩm mĩ. Hãy nhớ thật kĩ điều này nhé, một khi đã để trần xuống cấp thì dù có làm lại, bổ sung thêm cũng không thể mang đến chất lượng như ban đầu được, màu trần sẽ không được đồng đều đâu.


Đối với điều kiện khí hậu Việt Nam, chiều cao trần tối thiểu của một không gian sinh hoạt nên nằm vào khoảng 2,7 – 2,8m tính từ sàn hoàn thiện, để có thể đảm bảo sự thông thoáng cho không gian.

Đối với các công trình theo xu hướng hiện đại, khe treo rèm là một yếu tố quan trọng trên trần thạch cao. Khe treo rèm nên có chiều sâu từ 12 – 15cm để vừa có thể che được thanh ray treo rèm, vừa thuận tiện cho các thao tác khi thay rèm.


Ngoài ra những yếu tố về đa dạng kiểu mẫu, sự đồng bộ sản phẩm cũng góp phần đưa thương hiệu tấm trần thạch cao đến với người sử dụng. Thạch cao không những mang đến những mẫu trần thạch cao đẹp  mà sản phẩm trần thạch cao mang lại sự an toàn cho người sử dụng.

Tham khảo: giá làm trần thạch cao chống ẩm


Ưu và nhược điểm của trần thạch cao

Trước hết để trả lời cho câu hỏi có nên làm trần thạch cao không bạn nên hiểu được các đặc điểm cũng như những ưu nhược điểm của loại vật liệu này.

Ưu điểm của trần thạch cao

Trần thạch cao được biết đến là loại vật liệu nhẹ lại được sản xuất với công nghệ tạo bọt hiện đại, không bắt lửa, không sinh ra khói lại có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống ồn tốt. Hơn thế trần thạch cao còn rất bền, cho tuổi thọ sử dụng cao và có thể tạo được nhiều mẫu hoa văn đa dạng, dễ phù hợp với nhu cầu sử dụng của các đối tượng người dùng.

Hiện nay, nếu xét theo kiểu dáng có hai loại trần thạch cao phổ biến là trần thạch cao chìm và trần thạch cao nổi.

Trần thạch cao nổi có ưu điểm là dễ dàng thi công, tháo lắp vì thế có thể tháo dỡ trong các trường hợp hư hỏng hay cần sửa chữa điện. Việc thi công trần nổi cũng được thực hiện khá đơn giản bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao với kích thước bằng khung định hình.


Còn trần thạch cao chìm là loại trần có ưu điểm lớn về độ thẩm mỹ, quá trình thi công cần thực hiện bài bản hơn so với trần nổi. Khi thi công trần thạch cao chìm sẽ được bắt vít từng tấm thạch cao theo chiều dưới lên. Phần khung định hình được làm từ nhôm kẽm chữ U bắt vít gắn kết với nhau rồi ghép các tấm thạch cao lại. Trần thạch cao chìm có bề mặt phẳng hoàn thiện, có thể dễ dàng tạo hoa văn bằng cách tô xi măng tuy nhiên việc tháo dỡ chúng khá khó khăn, cần phải gỡ nguyên trần.


Nhược điểm của trần thạch cao

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì trần thạch cao vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định, đặc biệt là tính kỵ nước. Do đó, trước khi thi công trần thạch cao, người dùng cần đảm bảo đã kiểm tra mái nhà, giải quyết triệt để mọi nguồn nước có thể rò rỉ xuống và thực hiện các biện pháp chống nước hắt vào trần khi có mưa. Nếu chẳng may trần thạch cao bị ố vàng sẽ rất mất thẩm mỹ và việc khắc phục cũng khó hơn, thậm chí có thể sẽ phải thay mới các tấm trần.

Tham khảo: mẫu thạch cao phòng ngủ đẹp

Ngoài ra, trần thạch cao sau khi dùng một thời gian sẽ bị co lại do thời tiết. Điều này có thể khiến cho trần thạch cao xuất hiện các vết nứt, nhất là những vị trí trét xi măng. Nếu các vị trí nứt không được giải quyết sớm sẽ bị lan rộng ra vừa mất thẩm mỹ lại không an toàn khi sử dụng.

Vậy có nên làm trần thạch cao không?

Trần thạch cao nếu được thi công đúng kỹ thuật và có quá trình sử dụng đúng cách, bảo dưỡng trần thạch cao thì hệ trần sẽ có tuổi thọ rất cao. Đặc biệt, trần thạch cao cũng mang lại hiệu quả thẩm mỹ rất cao, giúp không gian sống của bạn càng thêm ấn tượng, sang trọng và hiện đại. Vì thế theo các chuyên gia cũng như các kiến trúc sư bạn hoàn toàn nên làm trần thạch cao cho gia đình mình.


Tuy nhiên, để đảm bảo cho hệ trần sau khi hoàn thiện vừa đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ cũng như độ an toàn hãy chọn các đơn vị thi công có uy tín, kinh nghiệm.

Nếu bạn đang thắc mắc có nênlàm trần thạch cao hay không thì hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn giải đáp được vấn đề này. Chúc bạn sớm sở hữu được những không gian sống thật thoải mái và đẹp mắt!

Đội thợ chuyên làm trần thạch cao tại Hà Nội - Hà Thành

Liên hệ: 0389 074 302

Website:


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 10/1/2025 09:35 , Processed in 0.120698 second(s), 111 queries .

© Copyright 2011-2025 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên