Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Lọc máu sớm tốt hơn hay lọc máu muộn tốt hơn? [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 19/4/2019 10:36:15

Sáng ngày 13/9, khoa Nội thận - Miễn dịch ghép - Bệnh viện Nhân dân 115 tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân suy thận lần thứ 4 năm 2017 với chủ đề “Bệnh thận mạn và Ghép thận”.

Buổi sinh hoạt thu hút hơn 100 thành viên là thân nhân, bệnh nhân đang điều trị bệnh thận tại bệnh viện.


Phát biểu khai mạc tại buổi sinh hoạt chuyên đề CLB bệnh nhân thận, BS.CK2 Tạ Phương Dung - Trưởng khoa Nội thận - Miễn dịch ghép - Bệnh viện Nhân dân 115 chia sẻ: Theo quy chế của Bộ Y tế, mỗi bác sĩ chỉ phụ trách 10-12 bệnh nhân, cùng lắm là 15 bệnh nhân. Tuy nhiên, tại khoa Nội thận - Miễn dịch ghép phải thường xuyên phụ trách sấp xỉ 100 bệnh nhân. Một năm, tổng số ca chạy thận và điều trị các bệnh về thận tại khoa là lên tới khoảng 1300 ca, mà số bác sĩ tại khoa chỉ có 13 bác sĩ. Chính vì thế, bản thân chúng tôi thấu hiểu sự thiệt thòi: thay vì hỏi được nhiều và chúng tôi có nghĩa vụ trả lời, nhưng thời gian có hạn, nếu chỉ giải đáp thắc mắc thì bác sĩ không có thời gian để khám cho những bệnh nhân tiếp theo.


BS.CK2 Tạ Phương Dung - Trưởng khoa Nội thận - Miễn dịch ghép - Bệnh viện Nhân dân 115 phát biểu khai mạc tại buổi sinh hoạt chuyên đề


“Chính từ nỗi trăn trở đó, chúng tôi đã tổ chức những buổi sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân thận như thế này. Hy vọng trong những buổi sinh hoạt như thế này, chúng tôi có thể truyền tải cho quý vị tất cả những gì liên quan đến bệnh thận. Chúng tôi cũng rất vui được giải đáp tất cả những thắc mắc của quý vị mà nhiều khi bà con mình không biết nhờ ai để giải đáp” - BS.CK2 Tạ Phương Dung bộc bạch.


Hội trường diễn ra buổi sinh hoạt chuyên đề của CLB Bệnh nhân thận - Bệnh viện Nhân dân 115


Vấn nạn toàn cầu: 10% dân số thế giới bị bệnh thận


Theo thống kê được BS.CK2 Tạ Phương Dung đưa ra, tính trên toàn thế giới, cứ 10 người thì sẽ có 1 người bị bệnh thận. Nếu như năm 1990, tỉ lệ tử vong do bệnh thận đứng ở vị trí thứ 27 thì đến năm 2010 thì tỉ lệ này có sự thay đổi, leo lên vị trí thứ 18. Đặc biệt, con số này đang tiến triển theo chiều hướng xấu. Điều quan trọng, có tới 80-90% bệnh nhân bị bệnh thận mà không biết, khi phát hiện bệnh thì đã ở giai đoạn nặng.


Bị bệnh thận có 5 giai đoạn: giai đoạn nhẹ, vừa và nặng. Tất cả bệnh nhân đều có quyền yêu cầu bác sĩ cho mình biết đang ở giai đoạn nào. Bởi vì ở những giai đoạn trước 3 thì bệnh nhân có thể ung dung và điều trị "nhẹ nhàng" được nhưng một khi ở giai đoạn 4, 5 rồi thì bệnh nhân phải đối mặt với các phương pháp chạy thận, lọc máu, ghép thận... nếu không sẽ khó sống tiếp được.



Một con số cụ thể khác: Năm 2010, Mỹ có 200 triệu người nhưng chỉ có khoảng 26 triệu người đang sống với bệnh thận mạn. Nhưng cảnh báo có 73 triệu người (1 trên 3 người lớn) có nguy cơ mắc bệnh thận do tăng huyết áp, đái tháo đường, hoặc tiền sử gia đình mắc bệnh thận. Vì thế, đừng chủ quan với bệnh thận.


“Nếu buộc phải lựa chọn bị bệnh suy thận với bệnh ung thư, không được từ chối, bạn chọn sống chung với bệnh nào” - đó là câu hỏi mà BS Tạ Phương Dung muốn bệnh nhân phải lựa chọn. Tất nhiên, có tới 98% số người than dự “tình nguyện” bị bệnh ung thư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tỉ lệ tử vong sau 5 năm của bệnh nhân thận chỉ cao hơn bệnh nhân ung thư phổi - tử cung - đại tràng, những bệnh nhân ung thư khác có tỉ lệ tử vong thấp hơn bệnh nhân thận rất nhiều. Điều này khiến tất cả chúng ta nên nhìn lại về mức độ nguy hiểm của căn bệnh suy thận này.  



Lọc máu ngoài thận là một trong 2 phương pháp điều trị cho bệnh nhân suy thận.Phương pháp còn lại là ghép thận. Đây là kĩ thuật nhằm lọc tạp chất khỏi máu khi thận đã không còn lọc được như trước nữa, là một giải pháp tạm thời cho bệnh nhân đang chờ ghép thận. Lọc máu đã cứu sống được rất nhiều người. Tỉ lệ tử vong bệnh nhân thận đã giảm 42% từ năm 1995 - 2012 (theo các báo cáo từ hệ thống dữ liệu thận quốc gia của Hoa Kỳ). Tuy nhiên, đây không phải là một bài toán tuyệt hảo mà chỉ giải quyết được phần nào vấn đề. Có khoảng 40% bệnh nhân trên 75 tuổi với suy thận mạn giai đoạn cuối, hoặc suy thận tiến triển, tử vong trong vòng 1 năm, và chỉ có 19% sống sót sau 4 năm.


Lọc máu sớm tốt hơn hay lọc máu muộn tốt hơn?


Ở các nghiên cứu quốc tế, người ta chọn những người có độ lọc cầu thận là 10-15 ml/phút, một số người có độ lọc thấp hơn tương đương với độ 4 và 5. Người ta chia thành 2 nhóm tương đương nhau: giới tính, tuổi tác, có hoặc không các bệnh mãn tính như đái tháo đường, huyết áp...


Qua kết quả nghiên cứu người ta thấy tỉ lệ sống còn ở giai đoạn 4 và 5 là như nhau. Tỉ lệ các biến cố về tim mạch, nhiễm trùng, biến chứng lọc máu… không khác biệt đáng kể ở 2 nhóm lọc máu sớm và muộn.


Lọc máu sớm không mang lại lợi ích về sống còn. Khởi đầu lọc máu sớm liên quan đến gia tăng nguy cơ tử vong. nghiên cứu đề nghị đưa ra guideline chính thức nhằm cắt giảm gánh nặng chi phí do lọc máu sớm.


Xem thêm: https://www.instapaper.com/read/1184592278



Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 14/11/2024 14:26 , Processed in 0.127591 second(s), 132 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên