Hồ thủy sinh tại Quận 11 được Cát Tường lên ý tưởng thiết kế kiểu cấy rêu vào thân gỗ lũa tạo sự mềm mại và thiên nhiên cho tổng thể hồ. Nếu như các bạn đã từng được chiêm ngưỡng hồ cá thủy sinh cấy rêu, chắc chắn, bạn sẽ hiểu “sức hút khó cưỡng” là như thế nào. Giữa một bể nước đầy sỏi đá và gỗ lũa khô cứng, rải rác đụn rêu nhỏ xíu sẽ tạo cảm giác lửng lơ bồng bềnh và nhờ đó thiết kế hồ thủy sinh của nhà bạn hấp dẫn hơn rất nhiều. Tuyệt vời như vậy, sao chẳng thử làm nó cho ngôi nhà nhỏ của bạn? Chắc chắn, gia đình bạn sẽ không phải hối tiếc nếu lựa chọn kiểu hồ này đâu. 1. Thiết kế hồ thủy sinh cấy rêu gỗ lũaGỗ lũa được coi là một vật dụng trang trí rất quen thuộc bên trong hồ thủy sinh tiểu cảnh. Dù là thực vật tự nhiên thế nhưng nếu như chỉ trang trí mỗi một mình nó bên trong hồ cá thì rất khó mà tránh khỏi cảm giác nhàm chán. Khi đó, “buộc” rêu lên trên lũa chính là giải pháp đơn giản để khắc phục vấn đề này.
Phương pháp cấy rêu lên gỗ lũa không khó lắm! Có điều, để có bố cục hồ thủy sinh cấy rêu hút mắt nhất thì bạn vẫn nên nhờ vả tới các chuyên gia thêm. Nhìn chung, phương pháp cấy rêu lên trên gỗ lũa cũng tương tự như cấy rêu lên trên đá và dễ dàng thực hiện hơn là phía trên bề mặt phẳng. Ngoài việc cấy rêu, hồ cá Cát Tường còn có thể tư vấn thêm những giống cây thủy sinh hợp lý để bố cục thêm cho hồ thủy sinh. Gia đình bạn cũng nên đặt thêm một vài viên đá nhỏ ở bên dưới nền để tạo cảm giác “thực” cho hồ thủy sinh. Chỉ riêng phần cảnh nền 3D phía sau hồ chuyên gia của chúng tôi chọn kiểu phong cảnh biển để trang trí hài hòa với màu sắc của đàn cá cảnh được nuôi trong hồ. Cũng tương tự như là các dạng hồ cá chân sắt từng lắp đặt trước đó, Công ty Cát Tường gợi ý thêm chính là bạn nhớ chọn kiểu chân sắt có ốp thêm gỗ hay là dán thêm mica. Phương pháp đó sẽ giúp tăng thêm tính thẩm mỹ của bể và giúp hồ thủy sinh trong nhà thêm sang trọng hơn. 2. Các vấn đề lúc chăm sóc hồ thủy sinhTất nhiên, chăm sóc hồ thủy sinh tiểu cảnh quan trọng nhất đó là làm sạch hồ cá đúng kỹ thuật và thay nước định kỳ. Hơn nữa, thao tác cắt tỉa các loại cây thủy sinh cũng cần phải được chú ý đặc biệt.
Khi cắt tỉa những cây thủy sinh, chúng sẽ bị tổn thương và suy yếu đi. Lúc này các bạn nhớ đừng nên thay nước do việc này sẽ dễ làm cho cây bị chết sạch. Một khi đã cắt tỉa thì bạn cần bổ sung thêm những dinh dưỡng trong nước hồ, ổn định lại điều kiện ánh sáng và nồng độ khí CO2 nhằm giúp cây nhanh khỏe lại. Thông thường thì khi mà đã xác định cấy rêu xanh vào đá hay lũa thì các loại rêu trên sẽ phát triển phụ thuộc vào những chất dinh dưỡng có chứa trong nước. Thế nên, lúc lắp đặt hồ thủy sinh bạn hãy nhớ quan tâm đặc biệt đến chất lượng nước trong hồ như: độ sạch, mức nhiệt, hàm lượng CO2... = >>> Các bạn thấy đấy! Biện pháp chăm sóc một vài đụn rêu ở trong bể thủy sinh không quá khó. Chỉ là nếu gia đình bạn mới làm hồ thủy sinh và chẳng có được nhiều kiến thức về hồ thủy sinh thì nhiều trường hợp sẽ dẫn tới hiện tượng rêu hại tác động tới tính thẩm mỹ của bể thủy sinh. Chính vì lẽ đó, hãy liên hệ với Hồ cá Cát Tường khi cần được tư vấn các việc về hồ thủy sinh nhé! Chúc nhà bạn nhanh chọn ra kiểu hồ cuốn hút nhất và lắp đặt cho không gian nhà của mình.
|