Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Hạn sử dụng thực phẩm gây nhiều nhầm lẫn cho người tiêu dùng [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 26/8/2019 09:15:02
Khi cầm một gói thực phẩm và phát hiện đã hết hạn sử dụng ghi trên nhãn, nhiều người không ngần ngại quẳng ngay vào sọt rác. Kết quả là những chữ như “hạn sử dụng”, “tốt nhất trước ngày”, “nên bán trước ngày”, “nên dùng trước ngày” đã khiến cho thế giới lãng phí biết bao thực phẩm và tiền bạc. Thường những hạn sử dụng này luôn sử dụng Máy in phun date để in date lên bao bì.

Trong thực tế, các chuyên gia cho rằng thực phẩm dù hết hạn sử dụng không hề có hại và vẫn có thể ăn sau đó vài ngày, vài tuần, thậm chí vài năm.

Bối rối hạn dùng

Ngày nay, hầu như mọi loại thực phẩm đều được đóng dấu ngày tháng sử dụng trên bao bì, từ sữa cho đến thịt, salad cho đến ngũ cốc. Có doanh nghiệp đóng dấu “sử dụng trước” (use by), “tốt nhất trước” (best by), có công ty lại ghi “bán trước ngày” (sell by), trong khi một số hãng lại chỉ đề ngày tháng. Ví dụ, với “use by” và “best buy”, nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm của họ sẽ chỉ tươi ngon nhất trước thời gian đó. Với “sell by”, từ này chỉ dùng cho nhà sản xuất và nhà bán lẻ, không có ý nghĩa với người tiêu dùng.

Hạn sử dụng thực phẩm gây nhiều nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Đây là một công cụ tiếp thị và lưu kho mà nhà sản xuất thực phẩm đưa ra để đảm bảo sản phẩm quay vòng sao cho nó vẫn còn có thể sử dụng trong một thời gian dài sau khi người tiêu dùng mua về và Máy in phun date công nghiệp là máy chuyên dùng để in date lên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, đa số người tiêu dùng không biết điều này.







Kết quả là, theo báo cáo mới công bố của Hội đồng bảo vệ tài nguyên quốc gia Mỹ, ước tính cứ 10 người Mỹ thì có 9 người bối rối với ngày tháng ghi trên bao bì thực phẩm. Phần lớn người tiêu dùng nhầm lẫn cho rằng hạn sử dụng in trên bao bì là nói về giới hạn an toàn của thực phẩm. Trong thực tế, hạn sử dụng này không phải là ngày mà thực phẩm sẽ bị nhiễm độc hay ôi thiu.

Theo ông Peter Lehner, Giám đốc điều hành Hội đồng nói trên, hạn sử dụng in trên bao bì tùy thuộc vào nhà sản xuất. Không có tiêu chuẩn chung nào về việc ghi ngày sử dụng cho thực phẩm, trừ sữa bột công thức cho trẻ em. Cho rằng ngày tháng ghi trên bao bì thể hiện độ tươi của thực phẩm, nhưng Hiệp hội các nhà sản xuất tạp phẩm cũng thừa nhận cần phải thay đổi cách ghi này để có một tiêu chuẩn toàn cầu.

Nhưng cho đến lúc có một tiêu chuẩn như vậy ra đời, các chuyên gia thực phẩm vẫn cho rằng người tiêu dùng hãy dựa vào cảm quan của mình để quyết định. Nếu mở ra mà thực phẩm vẫn ngon, không có mùi lạ thì bạn vẫn có thể sử dụng an toàn. Với sữa, nếu ngửi mà không có vấn đề gì thì bạn vẫn có thể uống dù hạn sử dụng đã qua mất 1 tuần. Trứng có thể vẫn ngon lành dù hết hạn từ 5 tuần trước. Một hộp pho mát in hạn sử dụng tháng 3/2015 có thể vẫn ăn được vào tháng 3/2016 mà chất lượng không mấy thay đổi. Còn nếu đồ hộp chưa mở, cho dù hết hạn 5 năm, bạn vẫn có thể ăn mà không lo bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lãng phí không cần thiết

Hạn sử dụng ghi trên sản phẩm dẫn đến tình trạng ước tính 1/3 số thực phẩm sản xuất cho con người bị lãng phí trên toàn cầu. Ở Mỹ, mỗi gia đình vứt đi một lượng thực phẩm trị giá 2.000 USD/năm trong khi chúng vẫn có thể ăn được. Tính chung, ngành thực phẩm Mỹ vứt bỏ tới 40% lượng thực phẩm chưa được sử dụng chỉ vì Mực in phun date quá hạn in trên bao bì.

Ở Anh, con số này ước khoảng 7 triệu tấn thức ăn và đồ uống mỗi năm. Việc vứt bỏ số thực phẩm này tạo ra 17 triệu tấn CO2, tương đương với lượng khí thải của 4 triệu ô tô. Thực phẩm bị lãng phí không chỉ có hại cho môi trường mà còn khiến người tiêu dùng tốn tiền một cách không cần thiết. Ngành thực phẩm Anh mỗi năm mất khoảng 5 tỷ bảng do thực phẩm bị vứt bỏ.

Trước thực trạng này, giám đốc Trung tâm chính sách và luật pháp thực phẩm thuộc khoa luật trường Đại học Harvard, ông Broad Leib, cho rằng cần phải có ngày tháng tiêu chuẩn và thống nhất từ được sử dụng ghi trên bao bì để người sử dụng không hoang mang. Hơn nữa, người tiêu dùng cần được tuyên truyền về ý nghĩa của hạn sử dụng, đó là về chất lượng sản phẩm chứ không phải về độ an toàn.

Tại Mỹ, do hạn sử dụng chỉ liên quan đến chất lượng, không phải về vấn đề y tế nên Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm để các bang tự xây dựng quy định về cách ghi hạn sử dụng thực phẩm. Mỹ chỉ còn 9 bang không có quy định này. Tuy nhiên, mỗi bang có một quy định riêng khiến người tiêu dùng không biết đâu mà lần.

Đánh giá

Công ty VINa Sản xuất khăn ướt

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 23/11/2024 12:07 , Processed in 0.109005 second(s), 134 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên