Nhắc đến gỗ không ít người sẽ nhắc đến gỗ Hương. Gỗ Hương là mộtloại gỗ quý, hiện nay vô cùng thông dụng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiềunước ở Đông Nam Á. Đa số khách hàng của Gỗ Đỉnh chúng tôi chắc chưa thể biết rõhết về loại cây gỗ này. Nào chúng ta hãy cùng tìm hiểu để có thể giải quyếtđược thắc mắc của mọi người về loại gỗ này nhé? Các bạn thường thắc mắc rất và đặt ra rất câu hỏi nhiều về loại gỗnày phải không? Nó có nguồn gốc ở đâu? Gỗ hương có mấy loại? màu sắc như thếnào? đặc điểm ra sao? Các bạn hãy cùng Gỗ Đỉnh giải quyết vấn đề này nhé?
- Tên gọi: Giáng/dáng hương, giáng/dáng hương trái to, giáng/dáng hương căm-pôt, giáng/dáng hương chân, tuy nhiên tên phổ biến thường gọi ở Việt Nam là gỗ hương.
- Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus
- Thuộc họ: Đậu Fabaceae
- Bộ: Đậu Fabales
- Lớp (nhóm): Cây gỗ lớn, thuộc nhóm II trong bảng phân loại nhóm gỗ quý Việt Nam.
Đặc điểm nhận dạng:
- Cây gỗ to, có tán hình ô, rụng lá, cao 15-25 m, đường kính thân tới 0,7-0,9 m. Gốc có bạnh, thân thẳng, vỏ màu nâu xám, bong thành mảng hay nứt dọc, có nhựa màu đỏ tươi. Cành non có lông.
Lá kép lông chim một lần, lẻ, dài 15-25 cm, mang 7-13 lá chét. Lá chét hình bầu dục thuôn hay hình trứng thuôn, dài 4-11 cm, rộng 2-5 cm, chóp lá nhọn hay tù, gốc lá tròn hay tù, có lông rải rác ở mặt dưới, gân bên 11-17 đôi, cuống lá dài 4-5 mm. Cụm hoa hình chuỳ ở nách lá phía đỉnh cành, dài 10-15 cm, có lông màu nâu nhạt. Lá bắc hình đường, dài 2-3 mm, sớm rụng. Lá chét hình bầu dục thuôn hay hình trứng thuôn, dài 4-11 cm, rộng 2-5 cm, chóp lá nhọn hay tù, gốc lá tròn hay tù.
Đài dài 5-7 mm, 5 răng có lông mịn. Tràng 5, cánh cờ hình trứng ngược-thuôn dài 11-13 mm, rộng 9-12 mm. Nhị 10 hàn liền thành ống hay thành hai bó. Bầu cao 4-5 mm, có lông.
Quả gần như tròn, đường kính 5-8 cm, dẹt, có mũi cong về phía cuống, màu vàng nâu, giữa có 1 hạt, xung quanh là cánh rộng, có lông mịn. Hạt dài 9 mm có màu nâu sáng. Cây dáng hương quả to có chiều cao trung bình từ 10m đến 30m, đường kính thân cây có thể lên đến 1,7m.
Đặc điểm sinh học, sinh thái:
Mặc dù lượng quả sinh ra hàng năm lớn, nhưng loài tái sinh kém, cóthể do lửa rừng- khả năng tái sinh bằng chồi rất mạnh. Cây tăng trưởng về chiềucao mạnh nhất lúc 16 - 20 năm tuổi, sau đó giảm dần, tăng trưởng về đường kínhcũng mạnh từ độ tuổi 20. Mọc ở độ cao dưới 700 - 800m, cây phát triển tốt nhấtở những khu vực có nhiệt độ trung bình hàng năm nằm trong khoảng từ 24 - 34 °c, nhưng có thể chịu được 8 - 44 ° c. Cây không chịu được sương giá, thích hợpvới lượng mưa trung bình hàng năm là 1.500 - 2.500mm, chịu được 875 - 5.000mm ,phát triển tốt nhất ở một vị trí đầy nắng, phù hợp với loại đất sét cát. Độ pHtrong khoảng 5,5 - 6,5, nhưng dung nạp 5 - 7,5 . Có thể phát triển trong đấttrung tính đến axit mạnh. Cây giống trong các đồn điền phát triển từ 0,6 đến1,2 mét trong năm đầu tiên và thêm 1,2 - 2,1 mét nữa vào năm thứ hai.
Gỗ hương mọc chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá, ít khithường xanh mưa mùa hay ở ranh giới với rừng rụng lá cây họ Dầu(Diperocapaceae). Thường mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng khácnhư gõ đỏ , Muồngđen, Bằnglăng , Bình linh, Dầu trai ), Cà doong , Chiêuliêu .. Cây ưa đất thoát nước, có thành phần cơ giớithịt nhẹ đến trung bình, phong hóa từ các đá trầm tích và macma axit, có khi cảtrên đất đỏ bazan. Trọng lượng trung bình: 865 kg /m3 Phân bố:
- Gỗ hương phân bố chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đới theo mùa tại khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar.
- Ở Việt Nam cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Kontum (Sa Thầy), Gia Lai (Chư Prông, Mang Yang, An Khê), Đắk Nông (Đắk Mil), Nghệ An, Quảng Bình, Phú Yên (Sơn Hoà), Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai.
Các vùng phân bố gỗ hương
Hiện nay trên thịtrường gỗ hương có nhiều loại:
- Gỗ đinh hương: Là loại gỗ chủ yếu được trồng và ưa chuộng ở miền Bắc. Đinh hương vẫn là cái tên thuộc vào hàng gỗ quý hiếm ở Việt Nam. Màu sắc sáng và nhạt hơn so với gỗ giáng hương do đặc điểm thời tiết, đinh hương có màu vàng đỏ, hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng, vân gỗ cũng nhỏ hơn và có màu không uốn lượn, bay bổng bằng.
- Gỗ hương đá: Mọc chủ yếu ở Gia Lai, được mọc trong lớp đất có nhiều đá, nên có nhiều cây có ôm dính với đá, màu sắc gỗ đỏ cam nhưng nhìn vào có chiều sâu, mùi thơm thanh tao hơn, vân uốn lượn. Vì mọc trên đất đá nên cây có độ cứng tốt hơn so với các loại hương mọc trên vùng đất khác, giá trị nghệ thuật cao từ đó giá thành cũng cao.
- Gỗ hương vân: Hương vân có màu vàng nghệ tươi, thân có nhiều vảy bong thành những mảng lớn, phần thịt vỏ khá dày, nhựa có màu đỏ. Lõi gỗ có màu nâu hồng, rất chắc và cứng. Cây gỗ khá to, đường kính lên tới cả 100cm nhưng thớ gỗ lại khá nhỏ. Tuy nhiên vân rất đặt biệt, xoáy sâu vào lõi, nhìn tự nhiên.
Đặc điểm chung của tấtcác các loại gỗ hương:
- Chất gỗ rất chắc, cứng và nặng. Vân gỗ đẹp với nhiều đường nét tự nhiên.Thớ gỗ mỏng và mịn.
Phân biệt gỗ hương thật giả:
Gỗ hương thật khi ngâm vào nước, nước sẽ dần chuyển sang màu màu vàng xanh hay chính là màu của nước chè. Trong gỗ hương có nhiều tinh dầu bởi vậy khi ngâm vào nước, tinh dầu từ gỗ hương sẽ làm nước đổi màu.
Để gỗ hương ở ngoài lâu ngày gỗ sẽ chuyển sang màu xám, sự chuyển màu này cũng do tinh dầu có trong gỗ hương bị biến đổi. Đồ nội thất làm từ gỗ hương có khả năng chống mối mọt rất tốt cũng là nhờ loại tinh dầu vốn có trong loại gỗ này.
Một đặcđiểm ăn khách nữa của gỗ hương đó là có mùi thơm dịu nhẹ rất dẽ chịu tạo cảmgiác thư giãn thoải mái cho người dùng. Giá trị của cây gỗ Hương
- Gỗ rất tốt, có độ bền cao, có mùi thơm dịu, có màu sắc và vân đẹp. Không bị nứt nẻ hay mối mọt thường được sử dụng trong đồ mỹ nghệ, nhạc cụ, lót sàn, làm đồ xây dựng, nội thất đồ dùng cao cấp trong gia đình. Nhựa của cây được sử dụng trong công nghệ dệt nhuộm. Trong y học, còn sử dụng làm dược phẩm trị bệnh đái tháo đường.
- Cây gỗ Hương ở Việt Nam công nghiệp khai thác lấy gỗ được phát triển. cũng vì giá trị của loại gỗ này cai nên khai thác trái phép gây cạn kiệt tài nguyên.
Tình trạng nguồn tàinguyên gỗ Hương Vì gỗ Hương quý và đẹp nên bịkhai thác mạnh. Mặc dù sự phân bố rộng rãi nhưnglại bị chia cắt thành từng vùng khác nhau đồng thời có sự xuất hiện của nạnchặt phá rừng trái phép khiến cho loại gỗ này trở nên khan hiếm và khó có thểtìm được cây gỗ có kích thước cao to như trước đây nữa.
Biện pháp bảo vệ tài nguyên gỗ Hương Loài cây gỗ này được lưu vào Sách Đỏ năm 1996 thuộc Danh Mục Thựcvật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm 2. Cây đã được bảo vệ và kiểmsoát nhưng việc khai thác trái phép vẫn đang diễn ra, cần thu thập giống vàtrồng. Các bạn đọc đến đây chắc cũng đã phần nào nắm rõ được đặc điểm củaloại gỗ Hương này rồi phải không nào? Gỗ Đỉnh chúng tôi cung cấp các loại tượngmỹ nghệ về gỗ hương, các bạn có thể bấm vào đây thể tham khảo. Xem thêm về sản phẩm về gỗ Hương.
|