Nguyên nhân và cách khắc phục khi máy giặt không hoạt động Máy giặt ngày nay đang dần trở thành một vật dụng không thể thiếu trong các hộ gia đình. Nếu bất chợt máy giặt không chạy hoặc bị lỗi thì bạn có thể thử một vài mẹo vặt dưới đây trước khi gọi cho trung tâm sửa chữa. Tùy vào từng nguyên nhân mà máy tạo nhám bề mặt bê tông gây ra mà ta sẽ có những cách xử lý, giải pháp khác nhau. Sau đây là một số nguyên nhân khiến cho máy giặt bị tình trạng không thể giặt được : Máy giặt không vào nguồn, không khởi động được? Việc đầu tiên khi thấy máy giặt không có điện bạn nên làm đó là kiểm tra dây nguồn của máy giặt. Hãy xem xét kỹ xem dây có bị đứt hở do chuột cắn hay bị lỏng không. Bạn cũng nên kiểm tra luôn cả ổ cắm, nguồn điện mà bạn đang dùng để cấp điện cho chiếc máy giặt của mình. Sau đó hãy ấn lại nút khởi động (Start/Pause) trên máy giặt thử vài lần. Nếu sau khi đã kiểm tra kỹ mà máy vẫn không lên nguồn, bạn hãy nên nghĩ tới việc gọi cho trung tâm bảo hành (hoặc các đơn vị sửa chữa uy tín khác nếu máy đã hết hạn bảo hành). Cho quá nhiều quần áo vào máy giặt làm quá tải Lỗi này bắt nguồn từ thói quen sử dụng không đúng cách của người tiêu dùng. Người dùng thường có xu hướng cho nhiều đồ vào máy để tiết kiệm thời gian, điện, nước cho một lần giặt. Tuy nhiên đây là một điều không tốt cho hoạt động của máy giặt. Khi lồng giặt chứa quá nhiều quần áo, bộ phận cảm biến tải trọng bên trong sẽ truyền tín hiệu đến bộ điều khiển để không cho phép máy giặt hoạt động. Bên cạnh đó, việc chứa quá nhiều đồ trong một lần giặt không những khiến máy giặt mau xuống cấp, mà còn khiến cho quần áo, chăn mền được giặt không sạch. Khi gặp phải tình trạng máy giặt không giặt được do quá tải, bạn hãy chủ động bỏ bớt đồ bên trong ra, chia thành hai lần giặt để đảm bảo sự hoạt động dài lâu của thiết bị. Ngăn chứa bột giặt và nước xả vải không đóng kín Ở các sản phẩm máy băm nền bê tông máy giặt cửa trước, ngăn bột giặt và nước xả vải thường nằm ngoài lồng giặt. Nếu ngăn chứa bột giặt không được đóng kín, hệ thống sẽ không cho phép máy hoạt động. Hãy chắc chắn rằng ngăn chứa bột giặt và nước xả vải của máy giặt đã được đóng kín vào trong. Dây curoa, động cơ máy giặt bị hỏng Đây là nguyên nhân mà không ai muốn mắc phải và cũng hiếm khi xảy ra. Để kiểm tra thì bạn cần tháo nắp che phía sau máy giặt (đối với máy giặt cửa ngang) hoặc lật đáy máy giặt lên (đối với máy giặt cửa trên) mới kiểm tra được. Dây curoa là một đoạn dây có tác dụng truyền động từ động cơ sang lồng giặt, sau 1 thời gian dài sử dụng thì dây này có thể bị giãn lỏng ra và rơi xuống hoặc đứt luôn. Bạn có thể kiểm tra loại dây curoa mà máy đang sử dụng và tự mua dây khác về thay hoặc nhờ các đơn vị sửa chữa để thay thế với chi phí khoảng vài trăm nghìn. Đối với loại máy giặt sử dụng động cơ truyền động trực tiếp thì chúng lại không sử dụng dây curoa. Cách duy nhất của bạn là gọi cho trung tâm sửa chữa. Tuy nhiên loại máy giặt sử đụng động cơ này thường rất bền và hiếm khi xảy ra hư hỏng ở động cơ. Cửa (nắp) máy giặt không được đóng kín Vì lý do an toàn cho người dùng nên các nhà sản xuất sẽ cài đặt cho máy giặt chỉ khởi động khi cửa (nắp) lồng giặt đã được đóng kín. Vì vậy, hãy chắc chắn máy băm nền tạo nhám bê tông bạn đã đóng kín cửa lồng giặt khi bấm nút bắt đầu. Các lỗi bo mạch, lỗi liên quan đến phần cứng Việc sửa chữa các lỗi liên quan đến phần cứng rất phức tạp, đòi hỏi kỹ năng và kiến thức chuyên môn rất nhiều nên không thể tiến hành sửa chữa ngay tại nhà. Nếu máy giặt không thể tiến hành giặt được do lỗi liên quan đến bo mạch, phần cứng thì việc duy nhất bạn nên làm là nhấc điện thoại gọi cho đơn vị phân phối để được bảo hành.
|