Thời gian đăng: 25/9/2019 22:04:55
Tình trạng răng mọc không đều đặn, thiếu thẩm mỹ sẽ khiến nhiều người mất tự tin, đặc biệt là phụ nữ nên niềng răng chỉnh nha là 1 phương pháp ngày càng được nhiều người áp dụng. Nhưng vì thời gian niềng răng khá dài và tính thẩm mỹ trong suốt quá trình không cao nên nhiều người muốn kết hợp thời gian nghỉ ngơi khi mang thai để chỉnh nha. Tuy nhiên, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ, hỏi ý kiến của bác sĩ Nha Khoa Sunshine trước khi thực hiện nhé!
Bà bầu có niềng răng được không?
Nắn chỉnh răng về bản chất không gây bất kỳ căng thẳng nào đối với mẹ bầu cũng như thai nhi đang phát triển. Khác với các hình thức làm răng khác, niềng răng không yêu cầu sử dụng thuốc gây mê hay thuốc uống hàng ngày nên tuyệt đối an toàn cho thai nhi.
>>>> Xem thêm : niềng răng hô giá bao nhiêu ?
Ngoài ra, niềng răng không xảy ra quá trình xâm lấn răng thật, không tác động đến nướu lợi, xương hàm hay dây thần kinh nên không ảnh hưởng đến mẹ và bé.
Tuy nhiên, trên thực tế các bác sĩ vẫn đưa ra lời khuyên nên niềng răng sau khi đã sinh con, bởi niềng răng có thể ảnh hưởng gián tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi, cụ thể như sau:
Thời gian niềng răng trung bình từ 1.5-2 năm, với tần suất tái khám định kỳ từ 2-3 tuần/lần. Bởi vậy trong thời gian mang thai và sau khi mới sinh con có thể bạn sẽ không tiện thăm khám bác sĩ đúng hẹn. Do đó việc niềng răng sẽ bị trì hoãn và gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
>>>> Tham khảo thêm : niềng răng giá bao nhiêu ?
Trước khi chỉnh nha thường phải chụp X-quang để xác định chính xác tình trạng răng cũng như xương hàm, từ đó bác sĩ mới có phác đồ điều trị cho bạn. Việc chụp chiếu tia X không được khuyến khích với phụ nữ mang thai, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ.
Việc niềng răng chỉnh nha thường không yêu cầu phải gây mê như các phương pháp làm đẹp khác. Tuy nhiên nhiều ca chỉnh nha phải nhổ răng cần tiêm tê, sau đó cần uống thuốc kháng sinh để tránh nhiễm trùng, sưng tấy. Một số bệnh nhân có thể được chỉ định uống thêm thuốc giảm đau. Nếu bạn nên mang bầu thì nên tránh uống những loại thuốc này.
Khi niềng răng, việc phải kiêng nhiều loại thức ăn gây ra bất tiện cho bà bầu, dinh dưỡng không được bổ sung đầy đủ có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Trong giai đoạn 3 tháng đầu hay bị nôn do nghén, các axit dạ dày trào lên cũng có thể ăn mòn răng và gây ra sâu răng, vì vậy việc duy trì vệ sinh răng miệng cũng cần được chú trọn
>>> CLICK XEM NGAY : niềng răng bao lâu thì tháo ?
Đang niềng răng mà mang thai thì phải làm sao?
niềng răng lỡ có bầu, niềng răng có mang thai được ko
Trong thời gian đang niềng răng mà có bầu thì bạn cần thông báo ngay với bác sĩ chỉnh nha để có phương án điều trị thích hợp. Tùy thể trạng người mẹ và tình trạng răng mà nha sĩ sẽ quyết định đình chỉ hoặc tiếp tục quá trình niềng răng.
Ngoài ra, các hormone thai kỳ có thể khiến răng trở nên lỏng hơn bình thường, có thể đòi hỏi một số thay đổi trong kế hoạch điều trị chỉnh nha của bệnh nhân. Những hormone tương tự cũng ảnh hưởng đến cách cơ thể phản ứng với mảng bám và vi khuẩn đường miệng, dẫn đến sưng nướu răng có thể gây khó chịu hơn bình thường.
Niềng răng bao lâu thì nên có bầu?
Vì thời gian niềng răng khá dài nên trong lúc đang niềng, bạn có thể kết hôn hoặc muốn có em bé. Điều này như đã trình bày ở 2 phần trên là hoàn toàn khả thi và an toàn! Vì việc có các khí cụ chỉnh nha (mắc cài, dây cung,…) trong miệng sẽ gây khó chịu trong thời gian đầu, nên tốt nhất là bắt đầu điều trị trước khi thụ thai để cho miệng có thời gian điều chỉnh. Điều này giúp tránh nguy cơ X-quang, cũng như làm giảm sự khó chịu.
>>> Nguồn : niềng răng bao lâu thì nên có bầu
|
|