Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Tư vấn pháp lý thủ tục đầu tư ra nước ngoài [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 7/10/2019 15:07:23
Tư vấn pháp lý thủ tục đầu tư ra nước ngoài
Kinh tế hội nhập mở rộng không chỉ có Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam mà các Nhà đầu tư Việt Nam cũng đang muốn tìm kiếm cơ hội để khai thác, phát triển và mở rộng thị trường ra nước ngoài. Với nhiều năm kinh nghiệm Way.com.vn luôn sẳn sàng cung cấp đến các Nhà đầu tư trong nước những tư vấn pháp lý hữu ích nhất liên quan đến thủ tục Đầu tư ra nước ngoài để Nhà đầu tư có một góc nhìn cụ thể về bức tranh hội nhập đầu tư ra nước ngoài.

CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

Theo số vốn góp, nhà đầu tư ra nước ngoài được chia thành 4 diện sau:

- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài dưới 20 tỷ đồng.

- Dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương, có vốn đầu tư ra nước ngoài trên 20 tỷ đồng. (Xin ý kiến của Ngân hàng nhà nước Việt Nam).

- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Thủ tướng chính phủ:

+ (Dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

+ Dự án đầu tư không thuộc ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên).

- Dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương của Quốc Hội:

+ Dự án có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

+ Dự án yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

THỦ TỤC ĐẦU TƯ






Nhà Đầu Tư Cần Chuẩn Bị:
Theo quy định của pháp luật về đầu tư, hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư bao gồm các tài liệu sau:

(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư (Thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT);

(2) Đề xuất dự án đầu tư:

Văn bản đề xuất dự án đầu tư trong hồ sơ xin giấy phép đầu tư phải có các nội dung chủ yếu sau: thông tin của nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; (Văn bản đề xuất dự án đầu tư thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT)

(3) Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức trong hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư;

(4) Bản sao có chứng thực một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư khi thực hiện xin giấy phép đầu tư;

(5) Xác nhận số dư tài khoản của nhà đầu tư;

(6) Bản sao có chứng thực thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

(7) Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

(8) Bản sao có chứng thực Hợp đồng BCC đối với dự án hoạt động theo hình thức hợp tác kinh doanh;

Trình Tự, Thủ Tục Xin Cấp Giấy Phép Đầu Tư





Để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép đầu tư, nhà đầu tư thực hiện theo trình tự và thủ tục như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư chuẩn bị 01 (một) bộ hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư (bao gồm các tài liệu mà Luật Thành Đô đã tổng hợp và phân tích bên trên) và nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư là:

- Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế đối với các dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt trụ sở chính đối với các dự án đầu tư thực hiện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố hoặc các dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Bước 2: Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ đồng thời tiến hành thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan đăng ký đầu tư có thể lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý chuyên ngành đối với các trường hợp nhà đầu tư đầu tư kinh doanh trong các ngành nghề, lĩnh vực mà Việt Nam chưa cam kết hoặc không có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Trường hợp, hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư cần sửa đổi, bổ sung hoặc cần phải giải trình để làm rõ các điều kiện đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư gửi thông báo bằng văn bản tới nhà đầu tư để nhà đầu tư biết và tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc giải trình hồ sơ theo hướng dẫn của Cơ quan đăng ký đầu tư.

Bước 3: Cơ quan đăng ký đầu tư tiến hành cấp Giấy phép đầu tư đối với các trường hợp hồ sơ của nhà đầu tư đã hợp lệ và không cần sửa đổi bổ sung hồ sơ.

Thời Gian Thụ Lý Hồ Sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.

- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý.

- Đối với dự án cần Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với dự án cần Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư: Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước (trong 05 ngày). Hội đồng thẩm định nhà nước tổ chức thẩm định và lập báo cáo thẩm định ( trong vòng 90 ngày) và Chính phủ gửi Hồ sơ quyết định chủ trương đầu tư ra nước ngoài đến cơ quan chủ trì thẩm tra của Quốc hội (trước khai mạc kỳ họp Quốc hội 60 ngày).

Trên đây là những quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục đầu tư ra nước ngoài. Ngoài những quy định của pháp luật Việt Nam, nhà đầu tư cần nghiên cứu kĩ pháp luật của nước tiếp nhận hồ sơ để thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được nhanh chóng và thuận lợi. Mọi thông tin chi tiết Quý khách hàng xin liên hệ Way.com.vn để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết!

Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 10/1/2025 10:24 , Processed in 0.185188 second(s), 132 queries .

© Copyright 2011-2025 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên