TẠI SAO THỜ QUAN CÔNG? Hiểu được xuất thân của Quan Công thì sẽ lý giải được: Tại sao lại chỉ thờ Tượng Quan Công chứ không phải Lưu Bị, Triệu Tử Long hay bất kỳ vị danh tướng nào khác.
Hồi 1: Quan Công sinh ra như thế nào?Truyền thuyết kể lại rằng Quan Công vốn là Long Vương cai quản việc hô mưa gọi gió, tạo nên sấm sét cho dương gian. Năm đó, vào thời nhà Hán, có vùng đất Giải Châu quan quân vô độ, đập phá miếu mạo, coi thường thần linh. Ngọc Hoàng Thượng Đế vô cùng tức giận ban lệnh phạt ba năm không mưa. Sau nhiều tháng trời không cho mưa, đất đai nứt nẻ, cây cối chết khô, bách tính đói kém.
Tượng Quan Công
Gỗ Hương
- Cao 40 cm Giá: 2.000.000 đồng
MSP: 13034008
- Cao 50 cm Giá: 3.300.000 đồng
MSP: 13034009
- Cao 60 cm Giá: 4.800.000 đồng
MSP: 13034011
Liên hệ: ☎️ 0919.587.227 - 0942.057.227 - 0917.937.227
Giải Châu có hồ muối lớn, bên cạnh hồ có ngôi thiền tự, bên trong thiền tự có lão hòa thượng rất thích đánh cờ và đánh rất giỏi. Một ngày nọ có một vị anh hùng đi qua ghé vào thiền tự đánh cờ giao lưu cùng lão hòa thượng. Tuy nhiên, cả ba ván cờ lão hòa thượng đều thua. Vị anh hùng mới hỏi: Cớ sự tại sao hôm nay lão hòa thượng lại không tập trung khi chơi cờ? Lão hòa thượng đáp: Lão nạp tu hành tại chùa này mấy chục năm nay nhưng chưa bao giờ thấy dân chúng lầm than như vậy. Tất cả những tai hoạ này đều do hạn hán mà ra, nhìn cảnh người dân chết đói, giành giật nhau thức ăn lão nạp thấy đau lòng vô cùng. Lúc đánh cờ lão nạp vẫn nghĩ tới chúng sinh nên không thể tập trung được. Vị anh hùng kia nghe xong bèn lên tiếng: Ta chính là Long Vương. Ngọc Hoàng Thượng đế ban lệnh không cho mưa tại vùng đất này vì dân chúng đã mạo phạm thánh thần. Chỉ tại một số kẻ phàm phu tụ tử nhưng lại làm dân chúng cả một vùng cùng chịu cảnh thống khổ. Ta vô cùng thương xót nhưng cũng đành lực bất tòng tâm. Nghe vậy, lão hòa tượng hết mực van xin Long Vương tìm cách cứu lấy dân chúng, dù có mất mạng lão cũng cam lòng. Long Vương động lòng thương xót chúng sinh mà rằng: Được, ta sẽ về trời làm mưa. Nhưng ta có một thỉnh cầu mong đại sư giúp đỡ. Đợi khi mưa rứt, đại sư hãy đem một chiếc thùng lớn đến bên bờ hồ, khi nào nước nổi đỏ ngầu thì múc đầy thùng nước đem về chùa, để đúng 108 ngày. Đọc đến đoạn này có lẽ quý vị cũng hiểu một phần tại sao nhiều người lại kính trọng và thờ cúng Quan Công. Bởi vì, ngài không phải là người trần, ngài là hiện thân của thần linh, ngài tái sinh xuống dương gian do phạm thiên quy. Mặc dù việc làm bất chấp thiên quy của ngài khiến ngài mất mạng nhưng ngài đã cứu sống được bách tính trăm họ. Việc làm của ngài đã làm cảm động lòng người nên người ta đã lập miếu thờ Quan Công ngay từ khi ngài mới sinh ra.
Tượng Quan Công bằng gỗ mun Các nghệ nhân cũng tạc tượng Quan Công bằng gỗ với rất nhiều mẫu mã.
Thánh Đế Quân gỗ hương
Trong ngày hôm đó, trời mưa như trút nước xuống khắp vùng Giải Châu. Vạn vật như được hồi sinh, dân chúng cùng nhau ăn mừng mưa về. Nhớ lời của Long Vương, lão hòa thượng đến bên hồ vừa kịp lúc nước nổi đỏ ngầu một vùng. Lão hòa thượng múc đầy thùng nước đem về chùa cất kỹ. Đúng 108 ngày sau, trong thùng nước nổi lên cậu bé trắng trẻo và cứng cáp. Thật ra, cậu bé này chính là Long Vương do phạm phải luật trời nên bị trừng phạt, dòng nước đỏ kia chính là máu của người. Vì biết rằng Long Vương có thể hồi sinh nên lão hòa thượng đã đặt tên cho ông là Trường Sinh.
Tượng quan công gỗ cẩm
Hồi 2: Lý giải nước da đỏ và bộ dâu dài của Tượng Quan CôngTrường Sinh lớn lên lấy tên là Quan Vũ (Thường được mọi người gọi là Quan Công, biểu tự là Trường Sinh hoặc Vân Trường, dân gian thờ cúng gọi là Thánh Đế Quân). Từ nhỏ ông đã là người trượng nghĩa. Một ngày nọ khi thấy quan quân hà hiếp dân lành ông đã ra ra tay cứu giúp và lỡ đánh chết một quân binh. Vì vậy, ông bị quan binh truy sát. Quan Vũ chạy vào một khu rừng thì gặp một người phụ nữ đang ngồi trước cửa nhà. Nàng đã nhanh trí bảo Quan Vũ tự đập vào mũi mình cho chảy máu rồi lấy máu xoa lên mặt. Nàng cắt mái tóc của mình cắm vào làm râu cho Quan Vũ. Khi quân binh kéo đến lùng sục, thấy ông già đang râu dài lê thê, mặt đỏ bừng giống như ông già đang bị sốt nặng. Chúng đã không phát hiện ra. Sau khi quan binh đi, nước da ông bỗng nhiên đổi thành màu đỏ, mái tóc dán tạm giờ thành bộ râu thật sự của ông. Ông tìm người phụ nữ kia để cảm ơn nhưng không thấy nàng đâu nữa. Thật ra, người phụ nữ kia chính là Quan Thế Âm bồ tát hiển linh cứu giúp Quan Vũ qua hoạn nạn.
Tượng Quan Công bằng gỗ hương
Sau này Quan Công đứng đầu trong ngũ hổ tướng của nước Thục. Những chiến công của ông gần như không ai sánh bằng. Bên cạnh đó, sự trung thành của ông với Lưu Bị, không bị lôi kéo bởi những cám dỗ trần tục là hiếm có trong mọi thời đại. Ông là vị tướng có văn võ song toàn nhưng cũng có những nhược điểm nhất định của người phàm. Một số bài viết nói rằng người ta thờ Quan Công là do: Khi ông tự tự, quân Ngô lấy mất đầu của ông, nên ông đi khắp nơi tìm thủ cấp của mình để hồi sinh, khiến dân chúng sợ hãi. Người ta lập đền thờ ông để cho dân chúng yên lành. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, là báng bổ thần thánh. => Như vậy, người ta thờ Tượng Quan Vũ không chỉ vì ông trung can nghĩa đảm, tài trí hơn người mà chính là vì ông vốn là hiện thân của thần linh. Ông luôn sẵn sàng cứu giúp cho những người gặp khó khăn, hoạn nạn bất chấp việc giúp người có thể khiến ông mất đi mạng sống của mình. Những người kinh doanh, đặc biệt là người làm nghề cầm đồ thường thờ Quan Công và xem ông như vị thần tài may mắn.
Tượng quan công gỗ trắc dây
Tượng Quan Công ngày nay được rất nhiều người trưng bày trong nhà. Có người trưng bày tượng Quan Công để trang trí, có người thờ cúng tương tự như vị thần. Nếu thờ tượng thì nhất thiết phải làm thủ tục khai quang điểm nhãn để tượng phát huy tác dụng phong thủy. Dù là hình thức nào thì cũng cần chú ý để tượng ở nơi trang trọng, sạch sẽ.
Liên Hệ Tư Vấn : 0919.587.227 - 0942.057.227 - 0917.937.227
Địa chỉ cửa hàng : 507 Phạm Văn Đồng, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
#tại_sao_thờ_quan_công
#tại_sao_thờ_quan_vũ
|