Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Tư vấn thiết kế khu bếp công nghiệp cho nhà hàng, trường học, khu công nghiệp [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 16/6/2020 11:03:48

Tư vấn, thiết kế, set up thiết bị bếp công nghiệp  uy tín chuyên nghiệp


Bạn đang cần tìm hiểu về bếp công nghiệp để đầu tư mở nhà hàng, khách sạn hoặc tham khảo thiết kế bếp ăn cho bệnh viện, trường học, nhà máy đạt chuẩn chất lượng cao, Bếp Đức Thành xin chia sẻ một số thông tin bổ ích để bạn tham khảo.

  • Định Nghĩa bếp công nghiệp:

Bếp công nghiệpcó thể hiểu đơn giản là nơi chế biến thức ăn với số lượng lớn trong một khoản thời gian ngắn nhằm phục vụ cho nhiều người sử dụng ở những nơi như nhà hàng, quán ăn, canteen tại xí nghiệp, trường học v…v. Các cơ sở chế biến và phục vụ thức ăn này phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Để hạn chế việc nhiễm bẩn có thể xảy ra,các công đoạn trong khu bếp công nghiệp được khép kín từ khâu sơ chế tới khi thức ăn đã được hoàn thành. Các công đoạn chế biến thực phẩm cho công cộng này được chia ra làm các khu riêng biệt gồm: Khu vực nhận thực phẩm, phòng lạnh, bảo quản chung thực phẩm, khu vực sơ chế, khu vực đun nấu, khu giữ mắt và phân chia thức ăn, khu rửa bát. Bếp công nghiệp thường bao gồm cả các phòng ăn, trong một vài trường hợp việc chế biến thức ăn được tiến hành ở gần khu phân chia thức ăn và khu cà phê. Bếp công nghiệp đầu tiên được đưa vào hoạt động tại Ivanovo vào năm 1925.

  • Nguyên vật liệu sản xuất bếp công nghiệp:


Môi trường khu bếp thường nóng ẩm và nhiều dầu mỡ nên cần sử dụng các vật liệu chống han rỉ, dễ dàng vệ sinh các vết bám bẩn và không nhanh hỏng nên nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bếp công nghiệp, phủ bề mặt thiết bị là thép không gỉ (inox) với các mác thép không rỉ phổ biến như: SUS304, SUS201, SUS430,… kết hợp với các phụ kiện điện gas nước tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

  • Các loại thiết bị trong khu bếp công nghiệp
  • Thiết bị bếp nấu sử dụng gas dùng để nấu, đun hầm và nướng thực phẩm như: Bếp Á, Bếp Âu, Bếp Hầm, Lò nướng, Tủ nấu cơm gas…
  • Thiết bị bếp điện công nghiệp: dùng để nấu, nướng thức ăn như: Nồi nấu phở, nấu cháo, tủ cơm điện,bếp hấp dimsum
  • Thiết bị bếp điện từ công nghiệp: dùng để nấu nướng thức ăn với hiệu quả, tiết kiệm cao như: Bếp từ xào lõm, bếp từ hầm phẳng, Bếp âu điện từ,…
  • Thiết bị bảo quản nóng lạnh dùng để bảo quản thực phẩm như: Tủ đông, tủ mát, bàn quầy giữa lạnh, quầy giữ nóng thức ăn – cơm canh, tủ sấy khử trùng bát đĩa…
  • Thiết bị sơ chế dùng dể sơ chế thực phẩm như cắt, chặt, xay, thái nghiền nhỏ thực phẩm: nhưmáy thái thịt, máy xay thịt, máy cắt rau củ quả…
  • Thiết bị inox kết hợp dùng trong khu bếp công nghiệp như bàn, chậu, giá kệ, xe đẩy, quầy, tủ inox


4. Phân khu vực cơ bản trong  bếp công nghiệp

Bếp ăn công nghiệp là nơi phục vụ cho nhu cầu ăn uống của hàng trăm, hàng ngàn người. Bởi vậy, khu vực này phải đảm bảo quy trình thiết kế khoa học, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đây là các phân khu cơ bản trong quy trình bếp ăn đạt chuẩn:


a) Khu giao nhận – nhập thực

Khu vực đầu tiên trong các bếp công nghiệp, nơi tiếp nhập thực phẩm, cân đo, phân loại và rửa sơ bộ nếu cần trươc khi lưu kho.

Các thiết bị chủ yếu cần bố trí trong khu vực này như: Cân, bàn inox nhận thực phẩm, chậu rửa inox, xe đẩy,, vòi xịt sàn…

b) Khu lưu trữ thực phẩm

Khu kho thực phẩm được thiết kế phân chia thành kho đồ khô dụng cụ, kho đông, kho mát. Trong đó bố trí các giá tầng kệ phù hợp lý cho thực phẩm tươi sống, hoa quả, rau củ để việc bảo quản được an toàn và hiệu quả nhất.

c) Khu sơ chế

Giống như tên gọi, khu sơ chế là nơi để rửa và sơ chế chế biến qua thực phẩm trước khi nấu.

Cách thiết kế và bố trí các thiết bị vừa tầm nhân viên để đảm bảo thuận tiện cho các thao tác và quá trình di chuyển vận hành các thiết bị sơ chế.

d) Khu nấu chính

Nơi đây được xem như trái tim của khu bếp, được bố trí tại khu vực trung tâm, rộng rãi và thoáng.

e) Khu chia soạn

Khu chia soạn, ra đồ là nơi để thức ăn đã nấu xong, hoàn thành bầy biện trang trí ra đĩa.

f) Khu phục vụ

Khu phục vụ được bố trí để phân phát đồ ăn nóng lạnh đối với các bếp ăn tập thể, hoặc là khu vực tiếp đồ ăn của các nhà hàng khách sạn. Khu vực này được trang bị một số trang thiết bị chuyên dụng như: Quầy giữ nóng thức ăn, quầy ủ nóng cơm canh, xe đẩy thức ăn, xe đẩy phục vụ…

g) Khu rửa thu hồi

Sau khi chế biến, các dụng cụ, xoong nồi bẩn sẽ được di chuyển đến khu vực này. Đây cũng là nơi tập kết các chén đĩa và rác sau khi ăn xong để làm sạch.

Các thiết bị được sử dụng phổ biến tại khu vực rửa của các bếp ăn công nghiệp là: bàn thu hồi bát bẩn, máy rửa bát tự động, chậu có bồn rửa lớn, tủ sấy khử trùng bát đĩa, gá kệ tủ đựng bát đĩa…

h) Khu dành cho nhân viên

Nên dành một khu cho nhân viên cho việc thay đồ, bảo quản tư trang giường tầng nghỉ ngơi khi cần thiết…

  • Bước 1: Khảo sát sơ bộ nhu cầu khách hàng
  • Bước 2: Khảo sát chi tiết mặt bằng thực tế
  • Bước 3: Tư vấn trên cơ sở tối ưu lợi ích kinh tế cho khách hàng
  • Bước 4: Lập kế hoạch và thiết kế tổng thể khu bếp công nghiệp đạt chuẩn
  • Bước 5: Khách hàng duyệt bản vẽ phương án thiết kế
  • Bước 6: Thiết kế chi tiết mặt bằng thiết bị, cơ điện cho khu bếp công nghiệp
  • Bước 7: Sử đổi và hoàn thiện theo mong muốn sử dụng của khách hàng


Bước thiết kế mặt bằng là một khâu xuất phát điểm quan trọng nhất trong việc bảo đảm của một khu bếp hoạt động chất lượng, tối ưu, hiểu quả, tiết kiệm được thời gian và đặc biệt giảm chi phí vận hành, đảm bảo quy tắc 1 chiều và tiêu chuẩn trong vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì thế, kỹ thuật viên thiết kế mặt bằng bếp công nghiệp phải có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn cao và am hiểu các thiết bị đưa vào khu bếp.

  • Bạn có nên chọn và sử dung dịch vụ tư vấn thiết kế bếp công nghiệp?

Nếu như bạn chưa có kiến thức chuyên môn về bếp công nghiệp hoặc không có người hỗ trợ thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình khởi công và đưa vào hoạt động, dễ rơi vào trạng thái ” đẽo cầy giữa đường”.

Những khó khăn mà họ gặp phải trong quá trình khởi công và đưa bếp đi vào hoạt động sẽ là:

– Không có tầm nhìn xuyên suốt và một kế hoạch về các công việc sẽ phải thực hiện trong quá trình setup.

– Không có một bản check list để thực hiện và kiểm tra các công việc cần làm.

– Không biết hoặc sắp xếp không đúng, không đủ các công việc cần làm.

– Thứ tự và tiến độ công việc không đảm bảo

– Tính chuyên nghiệp trong từng hạng mục không bao giờ đạt kết quả tốt.

– Chi phí sẽ phát sinh do sửa chữa các lỗi sai, làm lại …

– Mệt mỏi vì vừa tự học hỏi, nghiên cứu, vùa tự làm mà kết quả không như mong muốn.

– Bối rối hoặc lẫn lộn giữa các mô hình hoạt động, cách thức thực hiện …

Do những yêu cầu trên, để có một hệ thống bếp ăn đạt chuẩn nhất, bạn nên nhận tư vấn về thiết kế và lắp đặt từ các chuyên gia. Các khu phải được bày biện thích hợp, hỗ trợ nhau tốt nhất trong công việc, không chồng chéo lên nhau. Đặc biệt, nơi này phải đảm bảo an toàn, không gây mùi khó chịu và giúp các nhân viên di chuyển thuận lợi từ nơi này qua nơi khác.


Để có thể sở hữu không gian bếp của nhà hàng khách sạn hoàn hảo, một bếp công nghiệp đạt chuẩn chuất lượng cao, hãy liên hệ tới Bếp Đức Thành để được hỗ trợ tốt nhất từ bây giờ nhé.

  • Phòng tư vấn dự án: 0938 247 222. Email: bcn247@gmail.com
  • Phòng tư vấn sản phẩm: 0977 235 209hoặc 0836 247 2220936 341 798


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 15/11/2024 05:05 , Processed in 0.103533 second(s), 138 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên