Hiện nay việc áp dụng những bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng được các doanh nghiệp áp dụng rất nhiều và mang về nhiều lợi ích cho họ. Một trong những tiêu chuẩn quản lý chất lượng được sử dụng nhiều nhất là ISO 9000 vầ hệ thống quản lý chất lượng TQM. Trong bài viết này, Lavan.com sẽ giúp các bạn phân biệt hai tiêu chuẩn trên:
1. ISO 9000 và tiêu chuẩn TQM
Tiêu chuẩn ISO 9000 sẽ thúc đẩy việc các hợp đồng và đề ra các quy tắc bằng văn bản tuy nhiên lại sao nhãng các yếu tố xác định về mặt số lượng. Còn TQM là sự kết hợp giữa sức mạnh của mọi người, mọi đơn vị để tiến hành cải tiến, hoàn thiện liên tục và dần tạo nên sự chuyển biến.
Theo các chuyên gia cho rằng ISO 9000 và tiêu chuẩn TQM có thể có 7 điểm khác biệt sau:
Về tiêu chuẩn TQM:- Do sự tự nguyện của bên sản xuất, doanh nghiệp
- Gia tăng tình cảm cùng khách hàng
- Hoạt động nhằm cải tiến chất lượng
- Giúp điều kiện của công ty vượt qua yêu cầu của khách hàng
- Tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất
- Cho biết doanh nghiệp cần làm như thế nào
- Tấn công (đạt những mục tiêu cao hơn)
Về ISO 9000:- Xuất phát từ những yêu cầu của khách hàng
- Giảm thiểu sự khiếu nại của khách hàng
- Hệ thống máy móc thiết bị, quy trình nhằm duy trì chất lượng
- Đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
- Hạn chế các sản phẩm khuyết tật
- Đưa ra những gì doanh nghiệp cần làm
- Phòng thủ (không để mất những gì đã có)
>> Xem thêm những lợi ích của 5S trong hoạt động cải tiến chất lượng: https://lavan.com.vn/loi-ich-cua-5s/
2. Các tiêu chí so sánh ISO 9000 và tiêu chuẩn TQM
Để hiểu rõ những khác biệt phía trên, chúng ta có 5 tiêu chí so sánh giữa ISO 9000 và TQM một cách rõ nét đó là:
Về mục đích sử dụng:
Đối với ISO 9000 chủ yếu để đối ngoại, nhằm đảm bảo chất lượng và tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Tiêu chuẩn TQM để đối nội, tức là quản lý chất lượng trong nội bộ nhà cung cấp.
Về phạm vi áp dụng:
Đối với ISO 9000 chỉ tập trung vào hệ thống chất lượng đòi hỏi sự đánh giá và cải tiến liên tục các yếu tố của hệ thống chất lượng. Không đề cập đến sự phù hợp của sản phẩm và tiêu chuẩn sản phẩm cụ thể. Đối với TQM phạm vi áp dụng thường rộng hơn
Nguyên tắc quản lý:
ISO 9000 sẽ kiểm soát các hoạt động trong doanh nghiệp bằng các tiêu chuẩn và văn bản bằng việc đưa ra các văn bản chuẩn, bắt buộc mọi người phải tuân theo. Đưa ra mọi chuẩn mực chung cho hệ thống quản lý chất lượng, có đánh giá của bên thứ 3.
Tiêu chuẩn TQM hướng tới việc lấy con người làm trung tâm công việc. Công nhân viên được trao quyền tự quản lý, tự kiểm tra. Chú trọng vào việc liên tục cải tiến quá trình vậy nên không yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn mà có thể vượt ngoài tầm kiểm soát và đánh giá theo tiêu chuẩn.
Về nội dung ISO 9000 và tiêu chuẩn TQM:
ISO 9000 có nội dung nêu lên những yêu cầu cần có đối với người cung ứng; cần phải làm những gì để đảm bảo chất lượng.
Tiêu chuẩn TQM đã xây dựng nhiều biện pháp quản lý hữu hiệu được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công như: 5S, PDCA, QCC, TQC, TPM, JIT, 7 Tools.
Về đặc điểm:
ISO 9000 là hệ thống quản lý tiêu chuẩn chuẩn quốc tế, được áp dụng rộng rãi và phổ biến, có sẵn các dịch vụ tư vấn và chứng nhận trên thị trường. Tiêu chuẩn TQM cung cấp nhiều phương pháp quản lý cụ thể và hiệu quả.
Theo các chuyên gia đầu ngành tại Nhật Bản, các công ty nên áp dụng điểm mạnh của cả hai hệ thống này. Với các công ty nhỏ chưa áp dụng TQM thì nên áp dụng ISO 9000 và sau đó hoàn thiện bằng TQM. Với những công ty lớn đã áp dụng TQM thì nên áp dụng và làm sống động các hoạt động bằng hệ thống chất lượng ISO 9000.
>> Xem thêm mục tiêu và vai trò của phương pháp quản lý chất lượng toàn diện trong doanh nghiệp.
|