Thời gian đăng: 11/3/2021 11:15:07
Bé bị dị ứng do các bụi bẩn trong nhà
Cứ sáng ra bé Tường Linh lại hắt hơi liên tục, mặc dù đi khám nhiều nơi nhưng bác sĩ chưa tìm ra nguyên nhân.
Theo các bác sĩ về chuyên ngành dị ứng, mạt bụi nhà là một phức hợp của loài Dermatophagoides pteronyssinus. Chúng có bán máy hút bụi công nghiệp tại đà nẵngkích thước rất nhỏ khoảng 0,3mm và sống ở những đồ đạc ở trong nhà như: Giường, chiếu, gối, chăn, màn ngủ, thảm trải nhà…
Mạt bụi thường ăn những mảnh vụn hữu cơ như vảy da, mảnh gầu tóc ở da đầu. Một số người khi giá máy hút bụi công nghiệp hít phải bụi nhà có loài mạt bụi ăn da, phân của mạt, các mảnh vụn và cả vi nấm… sẽ bị phản ứng dị ứng, gây nên bệnh hen suyễn và viêm niêm mạc mũi dị ứng. Nhiều trường hợp các yếu tố gây dị ứng do mạt bụi nhà có trong không khí có thể xảy ra sau khi quét dọn vệ sinh giường ngủ.
Mạt bụi nhà có thể đi từ nhẹ đến nặng. Nhẹ có thể gây chảy nước mắt nước mũi, hắt hơi, ngứa. Trong những trường hợp nặng bệnh có thể là mạn tính và gây thở khò khè dai dẳng, xung huyết mũi và nặng mặt. Người bị hen nếu ngủ trên giường bị nhiễm mạt bụi nhà sẽ rất dễ lên cơn hen vào ban đêm. Nếu các triệu chứng viêm mũi dị ứng diễn ra lâu ngày, có thể làm các test tiêm, lấy da hoặc cào xước da để xác định xem có phải dị ứng là nguyên nhân gây ra các triệu chứng hay không. Nếu test da không thể tiến hành được, cũng có thể làm xét nghiệm máu để phát hiện dị ứng.
Theo bác sĩ chuyên khoa Dị ứng (BV Da liễu TƯ), để đẩy lùi nguy cơ dị ứng do bụi nhà cần tạo rào cản phủ đệm và gối bằng tấm phủ chống bám bụi. Luôn giữ cho nhà cửa khô ráo, với độ ẩm tương đối từ 30-50%.
Đặc biệt, bố mẹ nên chọn mua những loại đồ chơi nhồi bông có thể giặt sạch được và không để đồ chơi nhồi bông lên giường ngủ. Giặt chăn màn ga gối hằng tuần bằng nước nóng. Lau chùi bụi bẩn bằng miếng mút ẩm thay vì vải khô.
Giảm bớt những đồ đạc dễ bám bụi như đồ trang trí lặt vặt, sách báo tạp chí trong buồng ngủ.
Luôn kiểm tra rèm cửa, chất gây dị ứng trú ngụ ở những nơi như thảm, rèm cửa, mành, ghế bọc đệm. Bạn có thể lựa chọn các đồ nội thất có thể giặt được hoặc được làm từ các vật liệu như gỗ hoặc da. Mặt khác có thể chọn các sản phẩm làm sạch để bất hoạt mạt nhà và tác nhân từ động vật. Chọn sàn gỗ cứng, gạch nhà thay vì dùng thảm trải sản. Mùi và khói từ các sản phẩm làm sạch thương mại có thể khiến tình trạng dị ứng trầm trọng thêm.
Hãy thử tự làm dung dịch tẩy rửa bằng cách trộn: Hai chén nước nóng, hai chén giấm, hai chén hàn the và một phần hai chén muối. Bôi lên các bề mặt cần vệ sinh và để khoảng 30 phút, sau đó làm lại lần nữa, cọ sạch bằng bàn chải mềm và rửa bằng nước.
Ngoài ra, có thể làm sạch không khí một cách tự nhiên bằng máy làm mát không khí hoặc máy lọc không khí điện tử có tác dụng làm sạch không khí tốt nhất. Nhưng chúng cũng có thể thải ra các chất ô nhiễm độc hại như là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Tốt hơn nên sử dụng hệ thống thông gió tự nhiên như mở cửa sổ hoặc bật quạt thông gió để thông khí.
Nếu nhà nuôi thú cưng thì cần tắm cho vật nuôi mỗi tuần một lần và luôn luôn rửa tay sau khi chạm vào chúng. Ngoài ra gián và chuột cũng là thủ phạm. Phân gián có thể gây ra triệu chứng dị ứng. Để loại trừ gián, hãy giữ cho nhà bếp của bạn sạch sẽ và cất thực phẩm ở những nơi kín. Đặt bẫy gián và khi cần thiết hãy gọi cho công ty diệt côn trùng.
Cách xử trí viêm mũi ở trẻ nhỏ khi trời lạnh
Thời tiết giao mùa, chênh lệnh nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm cao là nguyên nhân trẻ nhỏ dễ mắc bệnh viêm mũi. Bệnh thường tái phát nhiều lần, trẻ dưới 3 tuổi có thể viêm mũi 4 - 6 lần trong một năm, tần số có thể tăng lên trong thời kỳ bé đi nhà trẻ, mẫu giáo. Vì vậy chúng ta cần theo dõi xử trí khi trẻ bị bệnh đề phòng biến chứng nguy hiểm.
Độ tuổi dễ mắc ...
Viêm mũi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 - 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp...
... và những biểu hiện
Trẻ thường bị sốt và xuất hiện đột ngột nếu bệnh nhẹ, thì chỉ 37,5oc nếu bị bội nhiễm sốt khá cao có thể 39 - 40oC, trong 2-3 ngày. Ngoài ra trẻ bứt rứt, quấy khóc, kém ăn, đôi khi có nôn mửa, tiêu chảy... Ngạt mũi kèm theo chảy nước mũi trong hoặc mũi nhầy mủ và ho. Các biểu hiện nếu kéo dài trên 7 ngày phải đề phòng có những biến chứng của viêm mũi.
Xử trí khi bị viêm mũi
Khi trẻ bị viêm mũi, hàng ngày cần nhỏ mũi cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%, ngày 3 - 4 lần cho đến khi trẻ hết chảy nước mũi, dạy trẻ biết cách xì mũi đúng (bịt một bên, xì mũi bên kia). Cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thịt, cá, trứng, đậu, rau củ quả chín... giúp trẻ nhanh hồi phục.
Nếu trẻ sốt cao trên 38oC, cần hạ sốt bằng phương pháp lau mát và dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc. Lau mát bằng khăn bông nhúng nước ấm (bằng thân nhiệt của trẻ) vắt kiệt, lau khắp người trẻ. Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng, nơi trẻ nằm phải thoáng nhưng tránh gió lùa. Cần phải theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Ngoài ra cho trẻ uống nhiều nước vì sốt làm mất nước.
Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng biến chứng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.
Phòng bệnh như thế nào?
Khi thời tiết thay đổi cần giữ ấm khi trời trở lạnh. Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ. Không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi. Hàng ngày dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh, rửa mũi. Vệ sinh mũi giúp loại bỏ gỉ mũi, phụ tùng thay thế máy chà sànchất nhầy, giúp ngăn ngừa và góp phần tránh các bệnh viêm nhiễm hô hấp như: Viêm mũi, nghẹt mũi, hắt xì và viêm xoang. Khi thấy viêm mũi kéo dài trên 7 ngày hoặc có triệu chứng nặng hơn như đau tai, khàn tiếng, khó thở phải kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
|
|