Thời gian đăng: 29/6/2021 22:50:40
Khi trẻ bị ốm thường khiến cho gia đình rối bời và gấp rút đưa con tới bệnh viện, phòng khám nhi khoa. Tuy nhiên, trong lúc bối rối, ba mẹ có thể sẽ không biết cần phải chuẩn bị những gì cho trẻ khi đi khám. Vậy ba mẹ cần lưu ý những gì khi đưa trẻ đến khám tại phòng khám nhi khoa?
Lưu ý khi đưa trẻ đi khám tại các phòng khám nhi khoa
Những điều cần lưu ý khi đưa trẻ đi khám bệnh tại phòng khám nhi thủ đức là vấn đề quan trọng, không phải ba mẹ nào cũng biết. Không những chuẩn bị các vật dụng, ba mẹ cũng cần chuẩn bị cả về tinh thần cho bé.
1. Chuẩn bị đồ dùng cho bé đi khám
Nên chuẩn bị những đồ dùng như tã, khăn xô, khăn ướt, quần áo và một chiếc khăn mỏng cho bé. Cũng nên mang theo đồ ăn nhẹ cho cả bé và mẹ trong trường hợp phải đợi lâu. Ngoài ra, sổ khám bệnh cũ, thoa thuốc cũ, các kết quả xét nghiệm, sổ chích ngừa… ba mẹ cũng nên chuẩn bị, bởi đó là những thông tin đáng giá để các bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe của trẻ.
2. Quần áo cho trẻ
Ba mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng thoáng, dễ kéo, dễ cởi... Tránh cho trẻ mặc những bộ quần áo cầu kỳ, khó cởi cũng như những bộ quần áo quá bí. Mẹ cũng nên nghĩ sẵn trong đầu những câu hỏi liên quan đến vấn đề trẻ đang gặp phải, ghi nhớ đủ các dấu hiệu để giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh cho trẻ một cách chính xác nhất.
3. Tâm lý của trẻ
Ba mẹ hãy chuẩn bị tâm lý cho trẻ bằng cách nói trước cho trẻ những điều có thể xảy ra khi tới phòng khám nhi khoa (bác sĩ sẽ hỏi thăm, vén áo để khám, đặt ống nghe, kiểm tra miệng, họng…). Có thể những chuẩn bị của ba mẹ chưa đầy đủ nhưng sẽ giúp trẻ có một khái niệm nhất định khi đi khám bệnh. Việc chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ sẽ giúp cho trẻ cảm thấy thoải mái hơn, không lo sợ khi đi khám bệnh.
4. Nguy cơ lây nhiễm chéo
Ba mẹ sẽ cần phải quan tâm tới vấn đề lây nhiễm chéo khi đưa trẻ tới phòng khám nhi khoa, bởi nguy cơ lây nhiễm chéo các bệnh như cảm cúm có thể xảy đến. Nên trang bị khẩu trang y tế, tránh cho trẻ tiếp xúc với người lạ, những trẻ có dấu hiệu bệnh khác.
Những nơi tập trung đông người thường là những nơi dễ gây ra tình trạng lây nhiễm chéo. Lây nhiễm chéo có thể bắt nguồn từ các trẻ đang bị các bệnh khác, các vật dụng công cộng và các giọt bắn nước bọt từ người khác. Sau khi khám bệnh xong và về nhà, ba mẹ cần vệ sinh, rửa mặt mũi, tay chân cho trẻ và bản thân mình. Cùng với đó, nên ghi chú lại thời gian tái khám nếu có để ghi nhớ và đưa trẻ đi tái khám đúng ngày.
|
|