Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 22000 [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 26/8/2021 15:09:52

Đảm bảo vệ sinh an toàn là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp tới khảnăng cạnh tranh của một mặt hàng thực phẩm trên thị trường. Nhất là trong bối cảnhdịch bệnh ngày càng có diễn biến phức tạp thì việc xây dựng hệ thống quản lý antoàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế và sở hữu chứng nhận ISO 22000 là giải pháp vôcùng hữu ích đối với nhiều doanh nghiệp.


ISO 22000 là một tiêu chuẩn độc lập tập hợp các yêu cầudành cho Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn ISO 22000 do Tổ chứcTiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO ban hành nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa các vấn đề gâymất vệ sinh an toàn thực phẩm và khuyến khích thực hành vệ sinh tốt trong sảnxuất, phân phối, bảo quản thực phẩm.

Chứng nhận ISO 22000 là hoạt động kiểm tra do tổ chức độc lập(bên thứ ba) thực hiện. Tổ chức có thẩm quyền sẽ tiến hành đánh giá Hệ thống quảnlý an toàn thực phẩm của doanh nghiệp xem có tuân thủ tiêu chuẩn ISO 22000 haykhông. Chứng chỉ ISO 22000 do tổ chức chứng nhận có thẩm quyền cấp được thừa nhậntrên phạm vi toàn cầu.

ISO luôn quan tâm cập nhật các phiên bản mới cho tiêuchuẩn của mình để đáp ứng bối cảnh thực tiễn. Từ khi ra đời tới nay, tiêu chuẩnISO 22000 có tất cả 2 phiên bản là: 2005 và 2018. Bộ tài liệu ISO 22000: 2018 đã được rất nhiều doanhnghiệp áp dụng ngay khi tiêu chuẩn thay đổi phiên bản mới. Tại Việt Nam, TCVNISO 22000:2018 do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tương ứng với tiêu chuẩn ISO22000:2018

Theo dự kiến, chứng nhận ISO 22000:2005 sẽ hết hạn vàotháng 6/2021. Để tiếp tục duy trì chứng nhận, các doanh nghiệp phải thực hiệnchuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 22000:2018 mới nhất trước ngày 29/06/2021.Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 bùng phát và kéo dài gây ra nhiều tác động tiêu cựccho ngành công nghiệp thực phẩm khiến cho thời hạn cập nhật hệ thống quản lýcũng bị trì hoãn theo. Cụ thể, quá trình chuyển đổi đã được kéo dài đến ngày31/12/2021. Như vậy, các nhà sản xuất, phân phối và công ty thực phẩm sẽ cóthêm thời gian 6 tháng để chuẩn bị chứng nhận theo phiên bản mới.

Vậy những ai có thể thực hiện đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO 22000?Vì ISO 22000 tập trung vào lĩnh vực an toàn thực phẩm nên câu trả lời cho câu hỏinày đó là: Tất cả các bên liên quan trực tiếp vàgián tiếp trong chuỗi thực phẩm, bất kể quy mô và vị trí địa lý đều có thể chứngnhận ISO 22000. Cụ thể, đối tượng của ISO 22000 thuộc các nhóm sau đây:

Nông trại, trang trại, ngư trường. Cơ sở sản xuất chất phụ gia. Doanh nghiệp cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm.Đơn vị đóng gói nguyên vật liệu, thành phẩm. Cơ sở lưu trữ thực phẩm. Đơn vị vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm, sản phẩm.Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, phân phối thựcphẩm

Không chỉ áp dụng ISO 22000 là cần thiết mà việc hoàn thành chứng nhậnISO 22000 cũng được nhiều chuyên gia khuyến khích. Bên cạnh những lợi ích màdoanh nghiệp nhận được khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 như: Kiểm soát và hạn chế tối đa các nguy cơ gây mất vệsinh an toàn thực phẩm; Nâng cao chất lượng thực phẩm; Tiết kiệm chi phí và thờigian xử lý sự cố phát sinh,… thì những lợi ích mà chứng chỉ ISO22000:2018 mang lại cũng hoàn toàn xứng đáng để các doanh nghiệp hoạt độngtrong ngành thực phẩm đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc để được chứng nhận.Có thể kể tới một vài lợi ích chính sau đây:

Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 tương đương với Giấy chứngnhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Là minh chứng cho hệ thống quản lý antoàn thực phẩm (FSMS) đạt chuẩn của doanh nghiệp. Giảm bớt các cuộcthanh tra, kiểm tra của cơ quan chức năng. Chứngchỉ ISO 22000 giúp doanh nghiệp có được lòng tin của khách hành và đối tác

Chứng nhận ISO 22000 được công nhận toàn cầu mang lạinhiều cơ hội hợp tác và phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệpdễ dàng đưa các sản phẩm thực phẩm của mình vào tiêu thụ tại những thị trườngkhó tính nhưng đầy tiềm năng. Chứng nhận ISO 22000:2018 là cơ sở để thúc đẩytăng trưởng và nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp

Tiêu chuẩn ISO 22000 về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm cùng Hệ thốngphân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP giống nhau ở chỗ cả hai đềutập trung vào mục tiêu giúp thực phẩm an toàn để tiêu dùng. Sựkhác nhau giữa ISO 22000 và HACCP cần các doanh nghiệp phải biết để áp dụng vào doanh nghiệp mình cho phùhợp.

Sự khác biệt của hai tiêu chuẩn này nằm ở phương thức thực hiện để đạt mụctiêu. Đúng như tên gọi của mình, HACCP tập trung vào việc kiểm soát các mốinguy tại các điểm cụ thể trong quy trình sản xuất thực phẩm và loại bỏ những mốinguy này để cải thiện tính an toàn của các sản phẩm thực phẩm đang sản xuất củadoanh nghiệp. Trong khi đó, ISO 22000 mang tính khái quát hơn HACCP. Tiêu chuẩnISO 22000 xem xét an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng hơn là chỉ tậptrung vào một số điểm quan trọng đã xác định. ISO 22000 bao gồm cả các khía cạnhkhông được HACCP đề cập cụ thể như hướng dẫn xử lý các chất gây dị ứng.


Đánh giá

KNA CERT

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 18/11/2024 03:21 , Processed in 0.104441 second(s), 137 queries .

© Copyright 2011-2024 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên