Hàng khuyến mãi Hang khuyen mai hang thanh ly hàng thanh lý

Từ khóa hot: Thời trang Đồng hồ Thẩm mỹ Xây dựng Chăm sóc sức khỏe   |  
Tìm nâng cao
In Chủ đề trước Tiếp theo

Vì sao trẻ lại bị khủng hoảng xa cách? [Copy địa chỉ]

Thời gian đăng: 20/9/2021 17:14:55
Nguyên nhân và các cách khắc phục “Khủng hoảng xa cách ở trẻ”

Trẻ sẽ bắt gặp hội chứng này từ khoảng sau 9 tháng tuổi. Trẻ sẽ quấy khóc khi không thấy cha mẹ ở bên. Và chúng tôi nghĩ rằng, hầu như vị phụ huynh nào cũng sẽ gặp phải tình huống này trong quá trình nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Đặc biệt, với gia đình có con đầu lòng, mẹ sẽ không khỏi băn khoăn và lo lắng, không biết liệu rằng tình trạng này sẽ tiếp tục đến khi nào? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc, cũng như giúp mẹ hiểu thêm nguyên nhân gây ra tình trạng này của trẻ. Và những cách mẹ có thể áp dụng trong giai đoạn này.

54.1.jpg

Khủng hoảng xa cách ở trẻ” là gì?

“Khủng hoảng xa cách ở trẻ” là khi con không thấy cha mẹ, con sẽ lập tức quấy khóc. Rất nhiều mẹ đã chia sẻ rằng, rất khó để hoàn thành công việc nhà vì trẻ luôn đòi mẹ ở bên. Tóm lại, đây là tình trạng trẻ sẽ không thể rời mắt được bóng dáng của cha mẹ.

Vì sao trẻ lại bị “khủng hoảng xa cách”?

Khủng hoảng xa cách xảy ra khi, cảm giác gắn bó và tin tưởng với cha mẹ của trẻ dàn phát triển qua sự tương tác với nhau trong thời gian dài. Và người ta nghĩ rằng điều này sẽ bắt đầu khi trẻ có thể nhận ra rằng sự tồn tại đặc biệt của mọi người xung quanh mình. Do đó, nếu trẻ không thấy bóng dáng cha mẹ dù chỉ một chút, con sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng và bắt đầu quấy khóc hoặc tìm kiếm xung quanh. Và đây cũng được xem như là một dấu hiệu trưởng thành, giúp trẻ phân biệt được cha mẹ và những người khác xung quanh.

Tình trạng này sẽ bắt đầu từ khi nào và kéo dài đến bao lâu?

Khủng hoảng xa cách sẽ bắt đầu khi trí nhớ và nhận thức của trẻ phát triển hay khi trẻ bắt đầu tập bò và đi để có thể chạy nhảy tự đo hơn. Có sự khác biệt ở sự phát triển từng trẻ. Ở trẻ phát triển sớm, có thể bắt đầu từ khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Nhưng thông thường, rất nhiều trẻ gặp hội chứng này từ giai đoạn tháng thứ 9 ~ 11. Khi trẻ dần có thể hiểu được, cha mẹ không ở bên không có nghĩa rằng sẽ biến mất hoàn toàn. Thì tình trạng này cũng sẽ dần được cải thiện. Do đó, khủng hoảng xa cách thường có xu hướng ổn định vào khoảng 1-2 tuổi.

Các cách ứng phó khi trẻ gặp “khủng hoảng xa cách”

Vậy làm sao để ứng phó với tình trạng này của trẻ nhỏ? Phương pháp thích hợp sẽ khác nhau ở từng trẻ, nhưng để có thực hiện các điều đó tốt hơn, mẹ hãy tham khảo một số cách dưới đây nhé!

Hãy nói với trẻ khi bạn chuẩn bị rời đi

Khi cha mẹ đột ngột đi mất, trẻ sẽ có cảm giác lo lắng, bất an. Vì vậy, hãy luôn xác nhận và nói với trẻ rằng “Mẹ sẽ trở lại ngay nhé!” mỗi khi rời đi, cho dù mẹ chỉ đi trong thời gian rất ngắn, như đi vệ sinh. Cho dù trẻ vẫn chưa thể hiểu được ý nghĩa trong lời nói của mẹ, nhưng với nhiều lần lặp đi lặp lại, con sẽ dần tự hiểu ra điều đó.

Tạo không gian an toàn cho con

Khi trẻ bắt đầu biết bò hay đi chập chững, con sẽ chủ động đi tìm kiếm cha mẹ ở phòng bếp hay cầu thang. Vì vậy, khi cha mẹ chuẩn bị rời đi, hãy xác nhận rằng không có vật nào có thể gây nguy hiểm ở gần trẻ hoặc con không ở nơi có thể dễ té ngã (như gần cầu thang, hồ nước). Ngoài ra, mẹ có thể tạo một phạm vi an toàn dễ dàng cho trẻ, bằng cách sử dụng vật dụng rào cổng lại cho trẻ.

Sử dụng đồ địu trẻ

Nếu mẹ không thể rời trẻ nhưng vẫn cần phải làm việc nhà, hãy cân nhắc sử dùng đai địu trẻ. Tuy nhiên, điều này có thể sẽ gây áp lực lên cơ thể của mẹ. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian và tần suất sử dụng một cách hợp lý.

Giảm công việc nhà

Giai đoạn diễn ra khủng hoảng xa cách ở trẻ sẽ không kéo dài lâu. Và đây cũng là thời điểm quan trọng để các ông bố bà mẹ hình thành sự gắn bó và tin tưởng của trẻ. Vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ hãy nhờ sự giúp đỡ, san sẻ công việc nhà với các thành viên trong gia đình và dành nhiều thời gian bên con hơn.

Hãy cùng nhau trải qua “khủng hoảng xa cách” ở trẻ một cách nhẹ nhàng

Mẹ đừng cảm thấy áp lực nếu không thể hoàn thành mọi việc suôn sẻ khi con bước vào giai đoạn này nhé! Hãy cố gắng để tinh thần thoải mái, vì cảm xúc tích cực của mẹ có thể giúp con phát triển tốt hơn mỗi ngày. Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều sẽ để lại ý nghĩa, và dấu mốc về sự trưởng thành ở con. Và điều này sẽ trôi qua rất nhanh. Hãy cùng nhau trân trọng từng giây phút lớn khôn của trẻ nhỏ mẹ nhé!


Đánh giá

Lưu trữ | Phiên bản Mobile | Quy chế | Chính sách | Chợ24h

GMT+7, 15/1/2025 17:49 , Processed in 0.106462 second(s), 137 queries .

© Copyright 2011-2025 ISOFT®, All rights reserved
Công ty CP Phần mềm Trí tuệ
Số ĐKKD: 0101763368 do Sở KH & ĐT Tp. Hà Nội cấp lần đầu ngày 13/7/2005, sửa đổi lần thứ 4 ngày 03/11/2011
Văn phòng: Tầng 9, Tòa Linh Anh, Số 47-49 Khuất Duy Tiến, P. Thanh Xuân Bắc, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (84) 2437 875018 | (84) 2437 875017 | E-Mail: cho24h@isoftco.com

Lên trên