Tổng quan về dòng Phantom Gaming Series Phantom Gaming mới ra mắt gần đây là một sự phát triển thú vị từ ASRock. Không chỉ là thú vị, nó là 1 thay đổi mang tính cách mạng. Với mục tiêu thay thế dòng Fatal1ty, hãy cùng tìm hiểu về những thay đổi đó thông qua mainboard ASRock Z390 Phantom Gaming 6 – thành viên mới nhất thuộc đại gia đình mainboard trứ danh của hãng. Z390 Phantom Gaming 6 1 Vỏ hộp cùng mainboard Z390 Phantom Gaming 6 Thiết kế của ASRock Z390 Phantom Gaming 6 Theo Asrock, mainboard này được xếp ở phân khúc nằm dưới Phantom Gaming 9 và Taichi. Từ đó, giá mainboard này sẽ thấp hơn nhưng ngôn ngữ thiết kế cùng chức năng sẽ được giữ nguyên. Nên, nếu các bạn không quá khó tính, thì bằng cảm quan sẽ khó chỉ ra được điểm khác biệt. Z390 Phantom Gaming 6 2 Các đường nét trên main Z390 Phantom Gaming 6. Khá là hầm hố. Z390 Phantom Gaming 6 3 Nút tắt/bật và restart gắn trên main. Khá tiện nếu bạn đang ép xung Mở rộng và lưu trữ trên Z390 Phantom Gaming 6 ASRock trang bị cho mainboard này phần tản nhiệt chipset khá ngầu và đẹp mắt. Ngoài ra, ta còn có 2 nút nguồn + reset trên main, khá là tiện lợi. 3 khe PCI-e bọc thép với giao tiếp lần lượt x16, x8, x4. Về khả năng lưu trữ, Z390 Phantom Gaming 6 có 8 cổng SATA loại thường và có 2 khe M.2 để lắp đặt các ổ SSD NVMe hay SATA. 4 khe RAM cho phép cắm tối đa 64GB, hỗ trợ xung nhịp tối đa lên đến DDR4-4266 khi ép xung. >>> Xem thêm: bán máy trạm dell 7820
Z390 Phantom Gaming 6 4 6 cổng SATA, tha hồ cắm ổ cứng Z390 Phantom Gaming 6 5 3 khe PCI được bọc giáp chắc chắn. Cùng với 3 khe M.2, trong đó 1 khe có tản nhiệt Z390 Phantom Gaming 6 6 Cận cảnh các khe M.2 và PCIe. Khe M.2 ở giữa chỉ để lắp card Wifi. Z390 Phantom Gaming 6 7 4 khe RAM trên Z390 Phantom Gaming 6. Tha hồ cắm RAM RGB cho rực rỡ. Cắm fan và VRM trên Z390 Phantom Gaming 6 Z390 Phantom Gaming 6 8 Dàn VRM hùng hậu của Z390 Phantom Gaming 6. Chạy tốt ngay cả với i9-9900K. Z390 Phantom Gaming 6 9 Đầu cấp nguồn cho CPU: 1 đầu 8-pin và 1 đầu 4-pin Z390 Phantom Gaming 6 10 Đầu cắm fan trên Z390 Phantom Gaming 6. Đèn LED báo lỗi cũng xuất hiện. ASRock còn trang bị cho sản phẩm này 14 phase VRM theo thiết kế 12+2 và hai đầu cấp nguồn (một 8-pin và một 4-pin). Chừng đó là thừa đủ cho những OCer phô diễn khả năng của mình, ngay cả với i9-9900K. Không giống như Z390 Phantom Gaming 9 có tám chân cắm quạt, Phantom Gaming 6 bị rút gọn chỉ còn bốn. May mắn thay là đèn LED báo lỗi vẫn còn trên Z390 Phantom Gaming 6. >>> Xem thêm: máy tram dell 3630
Kết nối phía sau của Z390 Phantom Gaming 6 I/O phía sau của Z390 Phantom Gaming 6 Các cổng I/O phía sau của Z390 Phantom Gaming 6. Khá là dồi dào đấy nhỉ? Nói về kết nối, Z390 Phantom Gamign 6 sẽ có 2 cổng LAN(được điều khiển bằng Gigabit Intel I211AT và Realtek RTL8125AG). Khác với Phantom Gaming 9, Z390 Phantom Gaming 6 không còn hỗ trợ sẵn Wi-Fi và bị bớt một số cổng USB 3.1 Gen2. Bộ giải mã âm thanh Realtek ALC1220 HD bao gồm 5 giắc cắm âm thanh 3,5 mm, một đầu ra quang S / PDIF đơn. Cuối cùng là ba đầu ra video cơ bản HDMI, D-sub và DisplayPort. Lời kết Tóm lại, ASRock Z390 Phantom Gaming 6 là phiên bản rút gọn của Z390 Phantom Gaming 9, với phần bảng mạch gần như giữ nguyên, chỉ thay đổi chút ít ở linh kiện cấu thành. Giá của Z390 Phantom Gaming 6 được dự đoán ở trong phân khúc trên 5.000.000 VNĐ. Đây sẽ là lựa chọn hợp lý cho những ai đang tìm kiếm một bo mạch chủ công-thủ toàn diện. >>> Xem thêm: mua máy trạm dell 3430
|