Thời gian đăng: 11/3/2022 12:53:58
Kỹ thuật làm đồ da handmade đễ dàng dành cho người mới bắt đầu
Chào các bạn, công việc chế tác đồ da tưởng chừng khó nhưng lại không khó, quan trọng là công ty sản xuất sổ tay dachúng ta nắm bắt được các kỹ thuật làm đồ da cơ bản thì mọi thao tác sẽ trở nên đơn giản, giống như một cây xanh, gốc có chắc, rễ có ăn sâu thì cây mới phát triển tốt và vươn cao thành cây cổ thụ, cũng giống như một ngôi nhà cao tầng, móng có chắc thì mới có được những tòa nhà cao chót vót. Trong nghề da chúng ta nắm chắc được các kỹ thuật làm đồ da cơ bản thì mới tùy biến được trong nhiều trường hợp. Cơ bản chưa vững chắc mà tiếp thu thêm một kỹ thuật mới thì sản phẩm mình làm ra vẫn không được tinh tế.
Vậy các kỹ thuật làm đồ da cơ bản ở đây là gì? Đó là kỹ thuật cắt, đục, may và cty sản xuất sổ bìa da xử lý cạnh sản phẩm, nắm chắc được các kỹ thuật này thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng khi chế tác sản phẩm.
Nắm vững kỹ thuật làm đồ da cơ bản giúp bạn chế tác được tất cả các sản phẩm
Vậy trong bốn kỹ thuật làm đồ da cơ bản này thì kỹ thuật quan trọng nhất? Kỹ thuật nào cũng quan trọng khong thể thiếu, nhưng theo ý kiến cá nhân, thì tôi đánh giá cao ba kỹ thuật làm đồ da đầu tiên đó là cắt, đục và may, còn xử lý cạnh sẽ giúp cho sản phẩm tinh tế hơn, nếu không xử lý cạnh mà sản phẩm được làm chau chuốt, kỹ càng thì vẫn thể hiện được nét đẹp mộc mạc, tự nhiên.
Sự mộc mạc của sản phẩm làm từ da thuộc hiện đang là xu hướng và được các nước phương tây rất ưa chuộng. Chúng tôi đã làm sản phẩm như ví, ba lô, túi xách cho rất nhiều khách nước ngoài, nếu 10 người khách thì có đến 9 người yêu cầu giữ nguyên vẻ mộc mạc.
Nắm vững kỹ thuật làm đồ da giúp bạn nhanh chóng làm được các sản phẩm đơn giản
Vì vậy các kỹ thuật cắt, đục và may là cáckỹ thuật làm đồ da cơ bản tuyệt đối mà người thợ chế tác đồ da nào cũng phải rèn luyện để xây cho mình một nền móng vững chắc để tạo ra các sản phẩn tinh tế có giá trị nhất, vậy chúng ta cùng tìm hiểu về bốn kỹ thuật làm đồ da cơ bản trên nhé
Kỹ thuật làm đồ da handmade cơ bản nhất
Kỹ thuật cắt:
Cắt da là một kỹ thuật làm đồ da đơn giản, tưởng chừng dễ nhưng lại rất khó cho những người mới bắt đầu vào nghề. Cắt một tấm da thì dễ nhưng cắt đúng kỹ thuật để tạo nên các vết cắt chuẩn, đẹp thì đòi hỏi phải có một thời gian nhất định (thông thường thì khoảng 3 tháng).
Kỹ thuật sử dụng các loại dao để cắt da
Kỹ thuật cắt đòi hỏi phải có sự quen tay, vết cắt phải thẳng và vuông góc 90 độ với tấm da. Trong kỹ thuật cắt thì có các kỹ thuật làm đồ da khác chi phối như kỹ thuật cầm dao, kỹ thuật đặt thước để cắt, kỹ thuật bo đường cong, kỹ thuật cắt góc vuông v.v….. nhưng quan trọng nhất vẫn là giữ thẳng lưỡi dao vuông góc với tấm da để tạo nên một vết cắt thẳng, đều và đẹp.
Cách sử dụng dao đúng kỹ thuật làm đồ da
Dao để cắt da có rất nhiều loại, nhưng tôi đánh giá cao về loại dao rọc giấy vì loại này không phải mài mà chỉ cần bẻ lưỡi là có thể sử dụng một cách sắc bén nhưng chi phí lại rẻ nhất và ít tốn thời gian vì không phải mài lưỡi.
Dao cắt da cao cấp của Nhật giúp tối ưu khi sử dụng
Kỹ thuật đục:
Kỹ thuật đục cũng như kỹ thuật cắt, điều quan trọng là phải giữ đục thẳng, vuông góc với tấm da và thẳng hàng, nếu đục bị nghiêng trong quá trình thao tác thì vết đục đằng sau cũng bị nghiêng theo, ông bà ta cũng có câu “Sai một ly là đi một dặm”, mặc dù cạnh của sản phẩm độ dày từ 1 đến 3 mm, nhưng nếu đục không thẳng thì đường đục phía sau bị nghiêng tạo nên một đường may không đẹp. Nếu đục không thẳng hàng thì đường may sẽ bị cong, thể hiện trên sản phẩm tạo nên sự mất thẩm mỹ. Trong quá trình đục, chúng ta cũng phải bố trí lỗ đục cho phù hợp, tránh trường hợp lỗ bị dư và thiếu (ví dụ: khoảng cách bước đục 4 mm nhưng các lỗ đục cuối lại có bước đục 5 mm hoặc 3 mm) lý do da có độ dãn, trong quá trình thao tác đục bị kéo rê gây ra sự dư hoặc thiếu.
Đục không đúng kỹ thuật làm đồ da kéo theo đường may không đẹp
Đục có nhiều loại và nhiều khoảng cách khác nhau như đục tròn, đục xiên, đục trám. Bước đục thì có nhiều size như 2.7 mm, 3 mm, 3.38 mm. 3.85 mm, 4 mm, tùy theo sở thích của các bạn để lựa chọn chọn một loại đục phù hợp cho mình.
Các loại đục chất lượng cao giành riêng cho handmade
Kỹ thuật may:
Kỹ thuật may cũng có rất nhiều loại như may một kim, may 2 kim, may séo 2 mặt, may séo một mặt, may theo hình chữ x, may theo hình zíc zắc v.v…., tùy theo sở thích của mỗi người mà lựa chọn một kiểu may phù hợp. Nhưng quan trọng nhất trong kỹ thuật may là lực kéo chỉ sao cho ổn định, tránh trường hợp có lúc thì kéo mạnh tay tạo ra sự siết mạnh gây biến dạng đường may, hoặc siết chỉ quá nhẹ tạo ra sự rời rạc, lỏng lẻo trên đường may. Cuối đường may phải biết cách chốt chỉ đường may sao cho chắc nhất và thẩm mỹ nhất.
Kim may đầu tù chuyên dụng để may da
Kỹ thuật may đồ da cơ bản xử lý cạnh:
Xử lý cạnh cũng có nhiều loại, thông thường hay sử dụng thì có 3 kỹ thuật đó là đánh cạnh, sơn cạnh hoặc để cạnh sản phẩm mộc mạc, tự nhiên.
Kỹ thuật đánh cạnh thì đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và công sức và có kỹ thuật nhưng tạo nên sự khác biệt của sản phẩm thủ công handmade.
Cây đánh cạnh bằng gỗ cao cấp
Kỹ thuật sơn cạnh thì thường được áp dụng cho cả sản phẩm công nghiệp và thủ công handmade vì tính tối ưu của nó thao tác nhanh và bền hơn, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật nhưng vẫn tạo nên sự tinh tế cho sản phẩm.
Dụng cụ sơn cạnh đơn giản, hiệu quả nhất
Cạnh mộc mạc thì đòi hỏi kỹ thuật cắt, đục phải chuẩn, sổ bìa da cao cấp chúng ta làm tốt 2 kỹ thuật này thì các đường gép nối của sản phẩm sẽ đều, đẹp, không bị nhấp nhô, đây là cách tối ưu, nhanh nhất để tạo nên một sản phẩm đẹp nếu nắm vững chắc 2 kỹ thuật kỹ thuật làm đồ da trên
|
|