Trước hết phải kể đến tính thức thời của công nghệ Triển lãm thực tế ảo này. Nếu như ở thập kỷ trước con người hướng đến mục tiêu chỉ là giúp con người giữ liên lạc từ xa, thì đến những năm 2020, mục tiêu kết nối từ xa được mở rộng đến toàn bộ mọi hoạt động truyền thông. Triển lãm số xuất hiện đã đánh dấu bước tiến của công nghệ trong lĩnh vực truyền thông, đồng thời giải quyết bài toán về tương tác từ xa.
Cụ thể, chỉ với thiết bị thông minh như smartphone, PC, tablet, thiết bị VR, mọi đối tượng khán giả từ mọi nơi đều có thể tham gia nền tảng Triển lãm thương mại thực tế ảo – vrFairs. Thử tưởng tượng có một triển lãm nghệ thuật ở Mỹ, thay vì phải ngồi máy bay ít nhất 16 tiếng để đến tận nơi tham gia, thì ngày nay với công nghệ triển lãm số, bạn có thể ngồi ở nhà và tham gia triển lãm ấy chỉ qua một cú click chuột. Điều này giúp xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp hơn cho doanh nghiệp nói riêng và cho tổ chức, quốc gia, vùng lãnh thổ nói chung. Cũng nhờ công nghệ này, các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng tham quan và khảo sát thị trường Việt Nam từ xa, đồng thời có nhận định đúng đắn về trình độ phát triển công nghệ của chúng ta - một thị trường phát triển tiềm năng hàng đầu hiện nay.
Cũng có thể khẳng định rằng, chi phí và thời gian chuẩn bị cho một sự kiện thực tế ảo có thể giảm đến mức tối thiểu, trong khi hiệu quả viral đạt được sẽ là tối đa. Một sự kiện triển lãm truyền thống hoàn toàn có thể ngốn vài tháng trời chuẩn bị mọi khâu từ tìm địa điểm đến thiết kế thiệp mời, bài trí không gian trưng bày, kèm với đó là một số tiền khổng lồ cho những chi phí khó kiểm soát. Thay vào đó, khi lựa chọn tổ chức sự kiện thực tế ảo, nhà tổ chức thậm chí còn không phải trực tiếp chuẩn bị. Chi phí để tổ chức cũng như duy trì sự kiện này thì chỉ bằng khoảng một phần ba so với một sự kiện truyền thống. Đồng thời, triển lãm số cũng dễ dàng được nhiều người biết đến hơn vì mọi thông tin về sự kiện có thể được chia sẻ qua các đường link dẫn hay các mã QR.
|