Với một số góc chết trong nhà khó xử lý, việc sử dụng các phương pháp vệ sinh thông thường khó mang lại kết quả như mong muốn; bạn cần phải có những phương pháp thông minh hơn để giải quyết chúng triệt để. Dưới đây là những gợi ý của COLOCOLO
1. Làm sạch bụi và tóc dưới gầm giường, bàn ghế sofa
Trong lúc sinh hoạt, chắc chắn sẽ mang nhiều bụi bẩn, lông, tóc rụng, vụn thức ăn…trên sàn nhà, sofa, gầm giường, gầm tủ. Những chỗ này khó tiếp cận để dọn dẹp nên nhiều người bỏ qua. Việc bạn lờ đi những vị trí này sẽ khiến cho bụi bẩn càng ngày càng tích tụ, tạo nên những ppr vi khuẩn có thể gây bệnh cho gia đình.
Đối với vấn đề vệ sinh góc chết trong nhà này, bạn chỉ cần sử dụng con lăn dính bụi phòng sạch COLOCOLO với cán dài tùy chỉnh từ 610 – 970mm dễ dàng lăn dưới gầm giường, gầm tủ mà không cần khom lưng, mỏi gối. Với công nghệ keo 2 lớp ĐỘC QUYỀN của Nitto Nhật Bản, mọi bụi bẩn sẽ được lấy sạch chỉ qua một lần lăn.
Cây lăn bụi sàn nhà cán dài COLOCOLO còn dùng để lăn trên các kẻ, bề mặt vải như giường, sofa – những nơi thường tích tụ vi khuẩn do không được làm sạch thường xuyên.
2. Làm sạch đầu vòi hoa sen
Đầu vòi hoa sen sử dụng lâu ngày, bụi bẩn trong nước sẽ bám một phần vào những lỗ tròn thoát nước trên đầu hoa sen. Việc này khiến dòng nước chảy không được êm, tia nước yếu. Quan trọng hơn là mảng bám đó dễ sinh vi khuẩn. Vì vậy, việc vệ sinh cặn bẩn trong vòi hoa sen kịp thời là vô cùng quan trọng.
Nhiều bạn sẽ lựa chọn phương pháp dùng vật nhọn hay kim đâm kim nhưng có thể giải quyết được tình trạng tắc vòi phun tạm thời và không triệt để.
Do vậy, nhiều chuyên gia về dọn dẹp mách bạn cách thuận tiện hơn, đó là ngâm giấm trắng để làm tan hết cặn bẩn bám trên đầu vòi hoa sen.
Bước 1: Tìm một chiếc túi ni lông, cho đầu xịt vào túi ni lông.
Bước 2: Đổ giấm trắng vào và buộc chặt túi, để một lúc để giấm ngấm và làm bong cặn bẩn.
Bước 3: Tháo túi ni lông và dùng chổi nhỏ hoặc bàn chải chà để dòng nước của đầu phun chảy mạnh như mới.
3. Cách dọn dẹp cặn bẩn ở khe cửa sổ và các khe rãnh
Mọi gia đình đều có cửa sổ để chiếu sáng và thông gió. Nhưng sau một khoảng thời gian dài, nó sẽ bị bám đầy các loại bụi bẩn do gió mang vào. Đặc biệt là máng cửa sổ bám đầy các cạnh, góc khiến bạn phải đau đầu khi dọn dẹp.
Để vệ sinh góc chết trong nhà trong trường hợp bụi bẩn khe rãnh, bạn cần:
Bước 1: Đổ lượng baking soda, chất tẩy rửa và nước thích hợp vào máng cửa sổ.
Bước 2: Chuẩn bị một tờ giấy báo vụn, vo tròn rồi lau đi lau lại bên trong khe cửa sổ.
Bước 3: Những khe cửa sổ đã trở nên sạch sẽ nhanh chóng.
4. Làm sạch sâu bọ chết bám ở bóng đèn trên cao
Đặc biệt là trong mùa hè sẽ thường xuất hiện những xác sâu bọ bám vào bên trong bóng đèn và chết chồng chất lên nhau. Chúng không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn nhưng khiến người khác khó chịu khi nhìn vào.
Bạn cần áp dụng cách vệ sinh góc chết trong nhà sau để giải quyết những vết tích mà bọ, côn trùng gây ra:
Bước 1: Tắt đèn và dán băng keo lên các công tắc cho an toàn. Lưu ý (*): Nên mặc một chiếc tạp dề có túi để đựng đồ. Với một tuốc nơ vít và một miếng vải cotton trong túi, leo lên một cái thang cực cao đến khi đối diện với bóng đèn. Vặn bóng đèn và lau sạch bụi bằng vải.
Bước 2: Leo xuống và đổ tất cả bụi bẩn, xác sâu bọ chết vào thùng rác. Rửa sạch lại phần vỏ bóng đèn và đặt bóng đèn lên một chiếc khăn để tránh vỡ. Đổ nước ấm pha xà phòng vào bóng đèn và ngâm.
Bước 3: Lau bằng một miếng bọt biển, rửa sạch và phơi khô (bạn cũng có thể sử dụng máy rửa chén để thực hiện điều này nhưng phải hết sức cẩn thận tránh vỡ hoặc bong tróc).
Bước 4: Khi bóng đèn khô, lắp nó lại như ban đầu.
5. Vệ sinh lồng máy giặt
Ngoài những điểm mù vệ sinh bề mặt mà chúng ta thường thấy, còn có những điểm mù vệ sinh bên trong của một số thiết bị gia dụng như máy giặt, máy hút mùi, tủ lạnh,…cũng cần được làm sạch kịp thời.
Trong đó việc vệ sinh lồng máy giặt ít được chú ý nhất. Nhưng nếu máy giặt không được vệ sinh trong 3 tháng thì có thể còn bẩn hơn cả bồn cầu. Tuy vậy, nhưng nhiều gia đình cảm thấy phiền phức và tốn kém nếu phải gọi thợ chuyên nghiệp. Còn nếu họ muốn tự làm thì lại không biết cách.
Nếu bạn cũng như vậy thì hãy áp dụng cách thông dụng này:
Bước 1: Làm ẩm khăn với giấm trắng.
Bước 2: Lau qua lại thành trong của máy giặt.
Bước 3: Cho khăn vào bên trong máy giặt cho đỡ mất nước sau khi lau để giấm trắng phát huy hết tác dụng.
Bước 4: Dùng Baking Soda hòa tan trong nước, chỉnh máy giặt ở mức nước cao nhất, đổ baking soda vào. Sau đó bật máy giặt chạy trong 5 phút và để yên trong hai giờ.
Bước 5: Bật chế độ giặt lại bằng nước sạch.
Phương pháp này có thể làm sạch bề mặt của máy giặt. Tuy nhiên chỉ phù hợp với máy giặt không quá bẩn và thường xuyên được làm sạch định kỳ.
Đối với mặt giặt để quá lâu chưa vệ sinh và muốn làm sạch chuyên sâu thì gia chủ vẫn cần nhờ đến nhân viên chuyên nghiệp tháo lắp và vệ sinh.
6. Làm sạch lò nướng bánh
Đối với những gia đình có lò nướng thì việc bám bẩn trong lò là chuyện quá quen thuộc. Nhưng nếu bạn lơ nó thì những bụi bẩn, các mảnh vụn từ bánh sẽ làm hôi lò nướng của bạn và có thể tạo ra báo động khói.
Việc bạn cần làm để vệ sinh lò nướng là:
Bước 1: Rút phích cắm, sau đó tháo khay và đổ vụn bánh ra ngoài.
Bước 2: Rửa khay bằng xà phòng và lau sạch bằng vải cotton.
Bước 3: Cầm lò nướng bánh lộn ngược và gõ nhẹ ra tất cả các mảnh vụn còn lại vào thùng rác.
7. Làm sạch lỗ thông hơi và tản nhiệt của điều hòa
Sự tích tụ của bụi ở lỗ thông hơi hay bất cứ nơi nào cũng là nguyên nhân gây ra dị ứng. Khi điều hòa đang sử dụng bám bụi ở lỗ thông hơi và tản nhiệt thì các bụi bẩn, vi khuẩn ấy sẽ được đẩy vào phòng. Nếu không may có thể ảnh hưởng đến phổi và mắc phải các vấn đề hô hấp khác.
Ngoài ra, bụi bẩn nhiều làm cho hệ thống làm mát và sưởi ấm sẽ trở nên khó khăn, tốn nhiều điện năng hơn. Việc vệ sinh góc chết trong nhà, cụ thể là làm sạch lỗ thông hơi, tản nhiệt sẽ giúp máy điều hòa sử dụng lâu bền hơn.
Đối với lỗ thông hơi
Bước 1: Tắt điều hòa nhiệt độ. Sử dụng máy hút bụi để hút sạch bụi bẩn và các mảnh vụn.
Lưu ý rằng bạn nên đội mũ để bảo vệ mái tóc và đôi mắt của bạn. Nếu có phần máy không tiếp cận được thì sử dụng một khăn lau bụi chuyên dụng.
Bước 2: Tháo nắp thông hơi bằng tuốc nơ vít. Bạn sẽ phải sử dụng một chiếc thang để mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Rửa với xà phòng, sử dụng một miếng cọ bọt biển nhỏ để có thể làm sạch nhanh nhất.
Bước 3: Để khô ráo và lắp lại như ban đầu.
Đối với tản nhiệt
Dùng bàn chải chải sạch bụi giữa các vây tản nhiệt. Không sử dụng nước vì có thể gây gỉ.
8. Mạng nhện trên trần nhà
Bụi bẩn bám trên trần nhà là nỗi ám ảnh của nhiều chị em. Khi phải dùng chổi cán dài hay dùng bắc thang và dùng chổi quét những bụi bẩn, mạng nhện…Đến khi bụi bẩn rơi xuống sàn nhà thì phải dọn dẹp lại một lần nữa vừa phí công sức vừa làm bụi mịn bay lung tung khắp nhà.
Thật ra, không cần phải phức tạp hóa lên như vậy. Bạn chỉ cần lăn cây lăn bụi cán dài COLOCOLO lên trên bề mặt kính. Chất keo sẽ lấy sạch bụi bẩn, mạng nhện trực tiếp trên trần nhà mà không cần dọn dẹp 2 lần như dụng cụ thông thường. Cán cây có thể kéo dài đến 970mm nhưng khá nhẹ giúp bạn linh hoạt di chuyển mà không lo mỏi hay đau tay.
>> COLOCOLO có cuộn lăn bụi thay thế siêu tiện lợi, sử dụng được nhiều lần: https://colocolo.vn/danh-muc-san-pham/loi-cay-lan/
Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm mẹo vệ sinh góc chết trong nhà và giúp không gian ngôi nhà của bạn luôn sạch sẽ mọi ngóc ngách.
Nếu bạn đang quan tâm hay có nhu cầu mua cây lăn bụi COLOCOLO để giải quyết các vấn đề dọn dẹp tại các góc chết trong nhà. Thì hãy nhanh tay ĐẶT MUA qua website COLOCOLO.VN hoặc gọi trực tiếp 0898 121 005 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.
|